Hiện nay, tỷ lệ người mác tiểu đường ngày càng gia tăng. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và đòi hỏi phải kiên trì và nghiêm khắc trong chế độ điều trị. Cùng tìm hiểu lý hơn về căn bệnh trên trong blog này nhé.
1. Bệnh tiểu đường là gì
Bệnh tiểu đường còn gọi là Đái tháo đường, hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoocmon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Insulin là loại hoocmon nội tiết giúp vận chuyển chất đường trong máu đi đến các tế bào hay nói cách khác insulin là nội tiết tố giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường.
Việc thiếu hụt insulin biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.
2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân của bệnh Tiểu đường vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có thể là do mối quan hệ gia đình, chẳng hạn nếu cha mẹ bị đái tháo đường thì con của họ sẽ dễ bị đái tháo đường hơn. Một nguyên nhân khác đó là lối sống, bao gồm chế độ ăn và tập luyện, cũng giữ một vai trò quan trọng. Đái tháo đường tuýp 2 có khuynh hướng dễ xảy ra hơn ở người thừa cân.
3. Biểu hiện của bệnh tiểu đường
Triệu chứng bệnh tiểu đường gần như không biểu hiện. Thật vậy, bạn rất khó nhận ra sự khác biệt nào trong cảm giác và vô cùng kinh ngạc khi họ biết rằng mình đã bị tiểu đường. Dù bạn có cảm thấy khỏe mạnh hay không đều phải thực hiện kiểm tra chẩn đoán.
- Giảm cân quá nhanh:
Bạn có thể được vui mừng nhận thấy bạn đã giảm được vài cân mà không cần phải cố gắng. Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân – có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.
- Cảm giác khát nước:
Bạn có thể uống nước và uống nước sau đó lại uống nước nhưng vẫn cảm thấy khát. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn trước khi tiểu đường được chẩn đoán nếu như bệnh nhân uống quá nhiều nước ngọt. Nước ngọt làm cho nồng độ đường huyết càng tăng thêm và dẫn tới khát nước vô độ.
- Đi vệ sinh nhiều lần
Bệnh nhân cần phải đi tiểu thường xuyên và với lượng lớn mỗi lần. Bị thức giấc trong khi đang ngủ say khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi đêm là hiện tượng rất phổ biến. Điều này có thể gây ra khó chịu cho rất nhiều người. Nồng độ đường huyết cao giải phóng vào trong nước tiểu. Điều này dẫn tới sự mất nước của cơ thể và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khát và lại đi tiểu nhiều lần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét