Cao huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, suy tim....làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và đồng thời gia tăng khả năng tử vong cảu bệnh nhân. Do vậy, điều trị bệnh cao huyết áp là vấn đề cần đặc biệt lưu ý trong cộng đồng. Có 2 biện pháp cao huyết áp là sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân phải kết hợp cả 2 phương pháp này để đạt hiệu quả cao nhất.
1. Biện pháp dùng thuốc.
Hiện nay có khoảng 300 loại thuốc chữa tăng huyết áp khác nhau và thầy thuốc sẽ căn cứ bệnh trạng cụ thể mà lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từng người. Mỗi viên thuốc có một số phận! Người bệnh không nên ỷ lại vào thuốc mà xem nhẹ việc thay đổi các thói quen trong lối sống.
Biện pháp dùng thuốc do thầy thuốc đảm nhận, người bệnh tuyệt đối không tuỳ tiện điều chỉnh!
2. Điều trị cao huyết áp với phương pháp không dùng thuốc
Bản chất của phương pháp này là người bệnh phải thay đổi các thói quen trong sinh hoạt hằng ngày cũng như ăn uống:
- Bỏ hoặc không hút thuốc lá.
Khi hút thuốc lá, ngay lập tức làm tăng nồng độ chất Cathecholamine trong máu (đây là chất nội tiết có vai trò kích thích hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể) và tăng chất carbon monoxid. Các chất này có thể làm khởi phát những cơn đau ngực hoặc làm nặng thêm bệnh tim khác. Mặt khác, nồng độ Nicotine tăng trong máu cũng gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim phải làm việc nhiều hơn hoặc cũng có thể gây ra những rối loạn nhịp tim. Các nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến tim mạch cũng tăng theo mức độ hút thuốc lá, tức là càng hút nhiều hút lâu, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Do vậy muốn cải thiện tình trạng bệnh của mình thì nhất thiết người bênh KHÔNG được hút thuốc lá
- Ăn uống hợp lý: ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh, ăn đủ lượng kali và ăn nhiều cá, hạn chế sử dụng mỡ động vật mà nên thay thế bằng đầu thực vật, dầu đậu nành
- Uống rượu bia ít và điều độ:
Kết quả của nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy uống rượu càng nhiều huyết áp càng tăng, tuổi càng cao uống rượu càng dễ làm tăng huyết áp. Tóm lại, người không muốn hoặc có nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp thì không nên uống rượu. Hoặc vì lý do phải uống rượu do giao tiếp thì nên uống thật chừng mực, uống càng ít càng tốt, lâu lâu hãy uống chứ không nên uống quá thường xuyên. Còn người bị bệnh tăng huyết áp càng không uống rượu càng tốt.
- Thường xuyên rèn luyện thể lực:
Cơ sở sinh lý của rèn luyện sức khoẻ ở bệnh nhân tăng huyết áp là điều hòa lượng cholesterol máu, kìm chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu trong các cơ hoạt động và giảm sức cản máu ngoại biên - kết quả là giảm huyết áp. Nhưng cần phải nhớ rằng, phải qua 2-3 tháng tập luyện thường xuyên huyết áp mới bắt đầu hạ xuống, bởi vậy tập luyện đòi hỏi phải kiên trì.
Người bệnh có thể tập luyện tùy vào thể trạng của mình .Mỗi ngày 30-45 phút, tuần 180 phút như đi bộ nhanh (7 km/giờ), đi xe đạp nhanh, chạy, chơi bóng bàn.
- Giữ cân nặng ở mức vừa phải:
Thừa cân gây nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác phối hợp với tăng huyết áp. Cùng với tuổi, tăng cân dần dần trong cuộc sống dường như góp phần làm tăng huyết áp ở những người có tuổi.
- Giữ bình thản:
Người bệnh cao huyết áp nên thật chú ý vấn đề này. Vi khi căng thẳng, cáu gắt, xúc động mạnh nhịp tim dễ tăng cao ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét