Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Bệnh nhồi máu cơ tim

Bệnh tim mạch là thuật ngữ nói chung về các bệnh nói chung liên quan đến tim và hệ thống mạch máu. bệnh tim mạch bao gốm: bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh tim và van tim, bệnh tăng huyết áp, bệnh tai biến mạch máu não....

Trong nội dung blog này, mình xin chia sẻ cụ thể tới bạn đọc bệnh nhồi máu cơ tim

1. Khái niệm bệnh nhồi máu cơ tim
    Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là "đau tim".




2. Đối tượng thường mắc bệnh nhồi máu cơ tim:
   Theo thống kê, tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim cao nhất ở nam giới tuổi trên 40 (trung nhiên và cao tuổi). Tỷ lệ này ở nữ giới theo độ tuổi thấp hơn ở nam song cũng tăng lên gần tương đương ở độ tuổi 5 đến 10 năm sau mãn kinh. Bệnh nhồi máu cơ tim có tỷ lệ mắc cao hơn ở những người bị tăng huyết áp, béo phì, người nghiện thuốc lá, người đái tháo đường...

3. Dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhồi máu cơ tim:
- Các cơn đau thắt ngực kéo dài khác thường, đau kéo dài dùng thuốc trimitrin như mọi khi không đỡ
- Có kèm theo các triệu chứng hốt hoảng hoặc khó thở, choáng váng, đổ mồ hôi, mệt mỏi
- Có thể xuất hiện triệu chứng ngất.
- Trong một số trường hợp khác, cơn nhồi máu cơ tim không có đầy đủ các triệu chứng như trên. Ví dụ : không đau thắt ngực mà đau vùng thượng vị hoặc có triệu chứng tụt huyết áp, trụy mạch.

4. Phận loại nhồi máu cơ tim
   Định nghĩa nhồi máu cơ tim cấp quốc tế lần thứ III đã phân loại nhồi máu cơ tim thành các loại sau:

- Loại 1: Nhồi máu cơ tim nguyên phát: Nhồi máu cơ tim nguyên phát do mảng xơ vữa dẫn tới hình thành cục máu đông trong lòng mạch vành kết quả làm giảm tưới máu nuôi hoại tử cơ tim.
- Loại 2: Nhồi máu cơ tim thứ phát: Tổn thương hoại tử cơ tim có bệnh khác ngoài  bệnh mạch vành gây mất cân bằng cung cầu oxy của cơ tim.
- Loại 3: Nhồi máu cơ tim dẫn tới tử vong trong trường hợp không có kết quả men tim: Đột tử nghi ngờ thiếu máu cục bộ cơ tim và  có dấu thiếu máu cục bộ cơ tim mới hoặc block nhánh trái mới, nhưng tử vong xảy ra trước khi có thể lấy được mẫu máu hoặc trước thời điểm  men tim tăng.
- Loại 4a: Nhồi máu cơ tim do can thiệp động mạch mạch vành qua da (PCI)
- Loại 4b: Nhồi máu cơ tim do huyết khối trong stent
- Loại 5: Nhồi máu cơ tim do mổ bắc cầu mạch vành

5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh nhồi máu cơ tim là gì ?


Nặng nề nhất và không hiếm xảy ra, đó là chết. Những biến chứng tiềm tàng, đe doạ tính mạng, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi nhồi máu cơ tim bao gồm rối loạn nhịp trầm trọng, suy tim tiến triển, sốc tim và ngừng tim… Một vài trường hợp, vùng cơ tim bị hoại tử lớn, gây thủng buồng tim (vỡ tim) có thể gây tử vong hoặc đòi hỏi phải phẫu thuật cấp cứu. Những biện pháp điều trị hiện đại như thuốc tiêu cục máu đông, can thiệp động mạch vành qua da, kết hợp với điều trị nội khoa tích cực từ sớm cho phép ngăn ngừa, hạn chế tiến triển và mức độ ảnh hưởng của các biến chứng với tiên lượng sống của bệnh nhân trong giai đoạn sớm cũng như lâu dài.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét