Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Béo phì có thể là nguyên nhân gây bệnh tim ở trẻ em

   Những trẻ béo phì quá mức sẽ có tim không bình thường và như vậy sẽ đặt trẻ vào nguy cơ bị bệnh tim cao và bị tức ngực - các nhà nghiên cứu Mỹ cho biết.

   Trẻ thừa cân quá nhiều thường dễ bị thay đổi tâm thất trái, ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của tim. Tăng chiều dày của tim là một trong những nhân tố nguy hiểm của chứng thiếu máu cục bộ của bệnh tim - tiến sĩ Tom Kimball cho hay.


   Ở trẻ bị béo phì, tim dày cũng sẽ dẫn đến giảm lượng máu lưu thông. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim. Trẻ càng mập thì nguy cơ bị bệnh tim càng cao. Ngoài ra, những trẻ bị béo phì khi trưởng thành rất dễ mắc các bệnh tim mạch:
- Bệnh mạch vành: Cao gấp đôi trẻ có trọng lượng bình thường
- Xơ vữa mạch máu: Cao gấp 7 lần
- Tai biến mạch máu não: Cao gấp 13 lần

   Một cuộc thống kê trước đây cho thấy ở Canada số trẻ béo phì đã tăng gấp 3 từ 1980 - 1990, tương tự mức tăng của Mỹ - nơi 15% học sinh tuổi thiếu niên bị béo phì và ngày càng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe

Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Nhau thai hươu điều trị bệnh tim mạch

Với những công nghệ bào chế hiện đại nhất, công thức  viên nang khoa học nhất, sản phẩm là thành quả đầu tiên của liệu pháp này, duy trì sự sống và hoạt động của tế bào gốc được từ  3 – 4 năm, phát huy thành công sức mạnh của tế bào gốc, đánh thức tế bào đang tạm ngừng hoạt động, sửa chữa và thay thế các tế bào khuyết lỗi cho từng cơ quan trong cơ thể. Do vậy, viên nang nhau thai hươu có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch rất hiệu qủa. Cùng Benhtimmach123.blogspot.com tìm hiểu nhé.

1. Viên nang nhau thai hươu điều trị bệnh tim mạch

Viên nang nhau thai hươu là sản phẩm đầu tiên được đưa ra thị trường, là kết quả của liệu pháp tế bào sống với các tế bào nhau thai hươu được bảo quản và nuôi dưỡng trong môi trường thuận lợi nhất trước khi được đưa vào cơ thể con người.


Với những công nghệ bào chế hiện đại nhất, công thức  viên nang khoa học nhất, sản phẩm là thành quả đầu tiên của liệu pháp này, duy trì sự sống và hoạt động của tế bào gốc được từ  3 – 4 năm, phát huy thành công sức mạnh của tế bào gốc, đánh thức tế bào đang tạm ngừng hoạt động, sửa chữa và thay thế các tế bào khuyết lỗi cho từng cơ quan trong cơ thể. Những tế bào này sau khi được đưa vào cơ thể qua đường uống, sẽ được hấp thu tại ruột non với lượng tối đa, xấp xỉ 4000mg / viên, chúng sẽ được đưa tới từng cơ quan, bọ phận để thực hiện chức năng đảo ngược quá trình lão hóa của mình, hòi phục chức năng từng bộ phận hiệu quả, ngăn chặn và đẩy lùi bệnh tật, khôi phục sắc đẹp toàn diện.


Nhờ có thành công tuyệt vời này, đã được chứng minh hiệu quả trên lâm sàng qua nhiều người bệnh sử dụng mà liệu pháp tế bào gốc đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí so với việc tiêm chích nhau thai hươu hoặc cuống rốn để phục vụ cho chăm sóc làm đẹp. Không dừng lại ở việc chăm sóc sắc đẹp hoàn hảo nhất mà viên nang nhau thai đã thể hiện được vai trò của mình trong việc chống ung thư, ngăn ngừa các căn bệnh hiểm nghèo như ung thư, tim mạch, tiểu đương …, đẩy lùi nhanh chóng các biến chứng của những loại bệnh này, đưa các chỉ số của cơ thể về mức an toàn và bền vững.



2. Cơ chế điều trị tim mạch của nhau thai hươu:

– Đánh thức các tế bào đã tạm ngừng hoạt động hoạt động trở lại, thay thế và sửa chữa các tế bào khuyết lỗi. Từ đó nâng cao khả năng và hiệu quả làm việc của các tế bào cơ tim, mạch vành. Đảo ngược lão hóa, làm trẻ hóa các tế bào này.

– Điều hòa lượng máu giàu oxi nuôi cơ tim

– Tăng cường mức độ co bóp của cơ tim, tăng thời gian nghỉ cho cơ tim

– Tăng cường sức bền thành mạch

– Chặn đứng các cơn đau do co thắt, ngộp thở.

– Phá vỡ các mảng bám trên thành mạch, mở rộng bán kính lòng ống về mức độ bình thường.

– Hạn chế hiệu quả và ngăn chặn quá trình xung huyết, tạo cục máu đông trong lòng mạch, tại tim.

– Khắc phục và ngăn chặn sự tiến triển của  quá trình viêm nội mô động mạch

Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

Nhau thai hươu hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả

Tiểu đường ( đái tháo đường ) là một trong 3 bệnh giết người hàng loạt của thế kỷ 21 với tốc độ phát triển rất nhanh đặc biệt ở các nước đang phát triển. Tiểu đường nguy hiểm ở các biến chứng trên hầu hết các tạng mà nó gây ra, nắm bắt được sự nguy hiểm này, các nhà khoa học đã cho ra đời dòng sản phẩm nhau thai hươu hỗ trợ điều trị tiểu đường và biến chứng tiểu đường hiệu quả

1. Nhau thai hươu hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả



Cơ chế tác động làm giảm chỉ số đường huyết về mức an toàn và đẩy lùi biến chứng trên bệnh nhân tiểu đường:

– Viên nang nhau thai hươu là liệu pháp tế bào gốc giúp đẩy lùi quá trình lão hóa tế bào, đánh thức các tế bào đang tạm ngừng hoạt động tại các cơ quan trong cơ thể, sửa chữa hoặc thay thế các tế bào bị hư hỏng, từ đó tế bào gốc này làm tăng khả năng hoạt động của các thụ thể receptor của insulin, làm tăng tiết lượng insulin giúp điều tiết hàm lượng này ổn định, lấy lại cân bằng trong chuyển hóa carbohydrate.

– Ức chế giải phòng glucagon làm tăng tiết insulin và hiệu quả làm việc của các thụ thể tiếp nhận.

– Kích thích trực tiếp tăng lượng insulin giúp điều hòa cân bằng hàm lượng đường trong máu

Do đó, khi sử dụng sản phẩm nhau thai hươu đường huyết của người bệnh được giữ ở mức ổn định tránh tác động xấu lên các tạng và cơ quan trong cơ thể, giúp cơ thể luôn được khỏe mạnh

2. Viên nang nhau thai hươu hỗ trợ điều trị biến chứng bệnh tiểu đường

Tiểu đường là một bệnh tiến triển âm thầm, hầu như khi phát hiện thì đã có những biến chứng trên cơ thể như : tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, suy giảm sinh lý, đục thủy tinh thể, biến chứng trên tim mạch, nhiễm trùng…. Đường huyết thay đổi làm tổn hại đến các tế bào và các cơ quan trong cơ thể, khiến chúng bị lão hóa nhanh hơn, tổn thương nặng nề hơn. Viên nang nhau thai hươu sẽ khắc phục các vấn đề đó do nó có tác dụng sửa chữa, thay thế các tế bào đã lão hóa, tổn thương nhằm khôi phục chức năng của các tế bào, các cơ quan trong cơ thể.

Điểm vượt trội của viên nang nhau thai hươu

Viên nang nhau thai hươu là sản phẩm cao cấp thuộc liệu pháp tế bào gốc áp dụng những công nghệ bào chế hiện đại nhất và công thức bào chế tối ưu. Với việc đưa 4000 mg tế bào gốc vào trong viên nang kết hợp với 8 dược chất có những tác dụng quý đã giúp viên nang nhau thai Purtier trở thành sản phẩm toàn diện nhất với sức khỏe con người Nhau thai được lấy ngay sau khi hươu mẹ sinh, sau đó được chiết xuất và bảo quản theo công nghệ đông khô hiện đại giúp các tế bào gốc này phát huy được đặc tính sinh học tuyệt vời của mình nếu đưa vào cơ thể con người. Công nghệ này giúp tế bào gốc nhau thai duy trì được hoạt động từ 3 –  4 năm.



Liệu pháp tế bào sống từ lâu đã được các nhà khoa học ứng dụng vào chăm sóc sắc đẹp hoàn hảo như cấy ghép trên da, tiêm chích và cấy cuống rốn. Nhưng viên nang nhau thai hươu là sản phẩm đầu tiên thành công chứa tế bào gốc trong viên nang mang lại hiệu quả trên nhiều lĩnh vực như hỗ trợ điều trị bệnh tật đặc biệt những căn bệnh nan y ngay từ trong AND của tế bào, hỗ trợ chăm sóc sắc đẹp an toàn, hiệu quả nhất, được các nước trên thế giới công nhận và đánh giá cao

Hiện nay số lượng người sử dụng sản phẩm này với vai trò là liều thuốc tấn công giúp đẩy lùi biến chứng tiểu đường và hạ chỉ số đường huyết về mức an toàn nhanh chóng, bền vững ngày càng tăng. Cũng nhờ khả năng tấn công đẩy lùi biến chứng tiểu đường, đưa chỉ số đường huyết về mức an toàn mà sản phẩm này đã đẩy lùi được rất nhiều bệnh hiểm nghèo đi kèm như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, đục thủy tinh thể mắt, suy thận, liệt dương ….

Thứ Tư, 27 tháng 1, 2016

Lưu ý khi người bệnh tiểu đường rèn luyện sức khỏe

   Luyện tập thể dục thường xuyên giúp ta có cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sức để kháng, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Đặc biệt ở những bệnh nhân tiểu đường, thường xuyên tập thể dục còn giúp đẩy lùi căn bệnh quái ác này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách rèn luyện đúng cách. Dưới đây là những lưu ý khi luyện tập thể thao ở người tiểu đường.



   Trước tiên, cần hỏi ý kiến bác sĩ về cách theo dõi bệnh tiểu đường trước khi bắt đầu luyện tập. Chuẩn bị các thiết bị theo dõi lượng đường như máy bơm insulin, máy theo dõi hàm lượng glu-cô (CGM) và kiểm tra sức khỏe.

- Xác định chỉ số đường huyết để có chương trình luyện tập phù hợp. Khi được bác sĩ đồng ý cho luyện tập, bạn cũng nên tham khảo ý kiến các chuyên gia dinh dưỡng có chuyên môn về thể thao và bệnh tiểu đường.

- Tránh bị hạ đường huyết trước, trong và sau thời gian tập luyện rất quan trọng. Nếu bị hạ đường huyết trong lúc tập luyện, nên đợi đến khi lượng đường tăng đến100 mg/dL. Ngoài ra, nếu đang dùng thuốc insulin, không nên bắt đầu các bài tập nâng cao sức bền trong 1 tuần sau khi hạ đường huyết đột ngột.

- Triệu chứng của hạ đường huyết bao gồm đổ mồ hôi, tim đập nhanh, rối loạn tâm thần và động kinh. Khi bắt đầu một môn thể thao đòi hỏi sức bền, nên tuân theo năm lời khuyên sau:

+  Kiểm soát lượng đường trong máu ở mức cho phép.

+  Luôn chuẩn bị lượng đường dự trữ - thuốc đường (glucose tablet), nước uống thể thao, gel hoặc thanh năng lượng - khi luyện tập.
+  Đeo vòng cảnh báo y tế ID , hoặc bất kỳ thẻ y tế giúp các nhân viên y tế lưu ý đến bạn để có sự giúp đỡ kịp thời.
+  Đảm bảo ăn đầy đủ và uống nhiều nước trong quá trình luyện tập. Mất nước càng làm tăng nguy cơ tăng đường huyết và lượng đường cao trong máu.
+  Kiểm soát lượng đường trong máu

- Thực phẩm cũng giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Chế độ ăn, thức ăn nhẹ và đồ uống phải phù hợp với người bị tiểu đường và theo dõi thường xuyên để có sự điều chỉnh kịp thời.


- Trước khi luyện tập: Ăn nhẹ, khoảng 200 calo gồm tinh bột, protein và chất béo. Ví dụ, ½ chén bột yến mạch và ½ cốc sữa không béo hoặc một lát bánh mì ngũ cốc nguyên hạt với một muỗng canh bơ đậu phộng (15 gram tinh bột / 7 gram protein / 9 gram chất béo.) Khẩu phần này giúp tiêu thụ chất xơ khi luyện tập.

- Trong khi tập: Sau khi tập được khoảng 45 đến 60 phút, tiêu thụ 15 gram các chất bột đường đơn giản như uống khoảng 200 ml thức uống bổ sung năng lượng (khoảng 1 ly), nửa trái chuối, một nắm nho khô hoặc các chất bột đường thay thế khác (ví dụ: gel thể thao hoặc kẹo bọc đường).

- Bổ sung nước: Uống nước thường xuyên trước, trong và sau khi tập luyện; uống khoảng 200 ml - 400 ml (khoảng 1-2 ly nước) nước trước khi tập thể dục, và tiếp tục uống nước trong và sau khi hoạt động thể chất để bổ sung lượng chất lỏng đã mất. Sau khi tập được 2 giờ, màu nước tiểu phải

- Sau khi tập: Ăn no để tránh giảm đường huyết.
Trong vòng 15 phút sau khi tập nên ăn một bữa nhẹ, như 1-2 hũ sữa chua không chất béo và một quả táo nhỏ (35 gram tinh bột/ 7 gram protein) hoặc các loại bánh có chứa protein tự làm hay chế biến sẵn. Ăn uống bình thường sau 2 giờ; kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên. Kiệt sức sau khi tập có thể là do hạ đường huyết.



Thứ Năm, 21 tháng 1, 2016

Điểm danh những thực phẩm người bệnh tiểu đường phải tránh tuyệt đối

Để điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường, phải kết hợp chặt chẽ giữa đơn thuốc của bác sĩ và chế độ ăn hợp lí. Cùng Benhtimmach123.blogspot.com tìm hiểu những thực phẩm người bệnh phải tuyệt đối tránh nhé.


1. Nước trái cây

Thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.

2.  Hạn chế ăn tinh bột

Người bị bệnh tiểu đường phải kiêng khem khá ngặt nghèo. Kể cả những thực phẩm như cơm, bún, phở…cũng nên hạn chế và ăn ít nhất có thể.  Không ăn những loại thức ăn ăn liền như mì tôm, phở, cháo ăn liền cần kiêng tuyệt đối vì không hề có lợi cho sức khỏe kể cả với người bình thường.

Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, bỏng ngô không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, vì bỏng ngô là loại thực phẩm giàu tinh bột, cộng với chiên, nên càng cần cấm kỵ trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường.

3. Thức ăn nhanh, chế biến sẵn, những món ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất béo


Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.

Những món rán, xào nấu nhiều dầu là những món ăn không nên áp dụng trong thực đơn của người bị bệnh tiểu đường bởi nó sẽ là nguy cơ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Nên ăn những món luộc là tốt nhất cho người bệnh

4. Không ăn da, nội tạng động vật


Da động vật và nội tạng động vật là những loại thực phẩm người bị bênh tiểu đường cần tránh bởi nó cung cấp quá nhiều chất béo gây tích tụ mỡ thừa, gây khó khăn trong quá trình kiểm soát lượng đường trong máu của người bệnh.

5. Người bệnh tiểu đường nên kiêng dùng Sữa

Đối với các bệnh nhân tiểu đường thì các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát,… là những thực phẩm cấm kỵ. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên chọn sữa tách béo, pho mát có hàm lượng chất béo thấp.

6. Rượu bia, đồ uống có cồn, những thực phẩm chứa chất kích thích, cafe…


Người bị bệnh tiểu đường và người thân cần có chế độ thực đơn ăn uống khoa học và lành mạnh. Tham khảo các thông tin từ các nguồn tin cậy và theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh tiểu đường sẽ không bị ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và tuổi thọ. Cần bổ sung vào thực đơn nhiều rau xanh, ăn thịt nạc, cá, hải sản thay vì ăn những món ăn đã được khuyến cáo ở trên. Người bệnh tiểu đường càng được phát hiện sớm càng tốt. Chế độ ăn kiêng đúng cách là chìa khóa mang đến sự sống lâu dài cho những người tiểu đường.

Thứ Tư, 20 tháng 1, 2016

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Tiểu đường còn được gọi là đái tháo đường là một bệnh nội tiết do trong cơ thể thiếu hoặc không có nội tiết tố insulin. Chế độ ăn giữ một vai trò quan trọng trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Lựa chọn số là sử dụng các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo, calo và cholesterol thấp. Cùng Benhtimmach123.blogspot.com tìm hiểu nhé.

1. Súp lơ xanh


Súp lơ xanh là loại rau rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường. Súp lơ xanh có nhiều chất xơ và chất chống oxy hoá. Nó cũng giàu crôm, có vai trò quan trọng trong kiểm soát đường huyết. Sử dụng thực phẩm này cho bệnh nhân tiểu đường trong súp, món ăn mì ống và thịt hầm, hoặc xào với tỏi.

2.  Ăn Đậu tốt cho bệnh nhân tiểu đường



Chế độ ăn gồm nhiều loại đậu, đỗ có thể giúp kiểm soát chỉ số đường huyết cũng như giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ ở những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Đậu là nguồn chất xơ tốt nhất trong chế độ ăn kiêng, nó không những giúp no lâu, làm giảm sự tiêu hóa thức ăn mà còn ổn định đường huyết sau khi ăn. Chính vì vậy mà đậu làm ổn định được lượng đường trong máu.

3. Mướp đắng



Mướp đắng được coi như là một loại dược phẩm rất tốt dành cho bệnh nhân bị tiểu đường. Mướp đắng rất giàu các vitamin cần thiết và muối khoáng như vitamin B1, vitamin B2, vitamin C và sắt rất cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra nó còn tăng khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.

4. Bổ sung lạc vào khẩu phần ăn sẽ tốt cho tình trạng tiểu đường

Bằng cách ăn lạc hàng ngày, bệnh nhân đái tháo đường có thể phòng tránh được không chỉ là thiếu dinh dưỡng, mà còn giúp ngăn chặn được sự phát triển của các biến chứng về mạch máu.

5. Cá hồi, cá ngừ tốt cho người bệnh tiểu đường



Là một nguồn phong phú các axit béo omega-3, chất béo lành mạnh giúp làm giảm nguy cơ bệnh tim, thu nhỏ vòng eo, giảm viêm và cải thiện tình trạng kháng insulin. Cá hồi là một trong những nguồn cung cấp vitamin D tốt cho cơ thể. Cá ngừ cũng chứa nhiều omega-3 và một lượng lớn vitamin D. Tuy nhiên, cá ngừ thường có khả năng bị nhiễm thủy ngân, một hợp chất có thể gây ra các vấn đề về thần kinh. Để an toàn, hãy chắc chắn mua cá ngừ tươi và ăn với mức độ vừa phải.

Thứ Ba, 19 tháng 1, 2016

Tìm hiểu bệnh tiểu đường type 2 và cách điều trị

   Bệnh tiểu đường type 2 đang trở thành căn bệnh mãn tính phổ biến nhất hiện nay nó chiếm tới 90% số người mắc phải tiểu đường. Tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính gây nên các bệnh về tim mạch vành, tai biến mạch máu não đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tiểu đường type 2 không giống như tiểu đường type 1 chúng ta hoàn toàn có thể quản lý để phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.
 Cùng benhtimmach123.blogspot.com tìm hiểu trong bài viết này nhé.

I. Tổng quan về bệnh tiểu đường type 2

   Tiểu đường tuýp 2, thường khởi đầu ở người lớn hoặc bệnh tiểu đường không phụ thuộc inslin, là một tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến cách cơ thể chuyển hóa đường, nguồn nhiên liệu chính của cơ thể.


   Khi đã bị bệnh tiểu đường tuýp 2, cơ thể giảm khả năng chịu ảnh hưởng của insulin - một hormone điều chỉnh sự chuyển động của đường vào các tế bào - hoặc cơ thể không sản xuất đủ insulin để duy trì mức độ đường bình thường. Nếu không điều trị, hậu quả của bệnh tiểu đường type 2 có thể đe dọa tính mạng.

   Không có cách điều trị đặc hiệu bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng có thể quản lý - hoặc thậm chí ngăn chặn các vấn đề. Bắt đầu bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh, tập thể dục và duy trì trọng lượng khỏe mạnh. Nếu chế độ ăn uống và tập thể dục không đủ, có thể cần thuốc điều trị bệnh tiểu đường hoặc insulin để quản lý lượng đường trong máu.

II. Cách điều trị bệnh tiểu đường type 2

   Điều trị bệnh tiểu đường type 2 đòi hỏi tuân thủ lâu dài những việc sau:

1. Theo dõi đường huyết

   Tùy theo kế hoạch điều trị, mà bạn cần xét nghiệm đường huyết một hay nhiều lần trong ngày. Theo dõi đường huyết thường xuyên là cách giúp ổn định đường huyết.Bạn phải học cách thay đổi những vấn đề sau để ổn định đường huyết:

•   Thuốc: Nhiều thuốc tác động lên đường huyết, đôi khi cần thay đổi kế hoạch điều trị đái tháo đường.

•   Hoạt động thể lực: Hoạt động thể lực sẽ đưa đường huyết vào trong tế bào. Hoạt động thể lực thường xuyên sẽ giúp hạ được đường huyết.

•   Thức ăn: Ăn thức ăn gì và ăn như thế nào để tránh tăng đường huyết. Đường huyết thường cao nhất sau 1- 2 giờ sau ăn. Hãy hỏi Bác sỹ chuyên khoa Nội tiết hay chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ

•   Bệnh khác: Khi bị cảm hay bệnh khác, cơ thể sẽ sản xuất ra nhiều hormone làm tăng đường huyết.

•   Rượu bia: Rượu bia và những chất hòa tan trong rượu có thể gây tăng hay giảm đường huyết, tùy theo lượng rượu mà bạn uống và thức ăn



•   Stress: Khi bị Stress cơ thể sẽ đáp ứng bằng cách sản xuất nhiều hormone để chống stress, nhưng những hormone này cũng làm insulin hoạt động không hiệu quả.

2. Chế độ ăn hợp lý

   Bạn không cần phải thực hiện chế độ an kiêng khem quá mức, bạn nên ăn nhiều thức ăn:

•   Rau tươi
•   Lúa mì nguyên hạt...


Những thức ăn này nhiều dinh dưỡng mà lại ít chất béo và năng lượng. Bạn cũng nên hạn chế thức ăn ngọt và những thức ăn chế biến từ bột, gạo.
Thức ăn có chỉ số đường huyết thấp: có thể rất hữu dụng. Chỉ số đường huyết là chỉ số đánh giá tốc độ thức ăn làm tăng đường trong máu.Thức ăn có chỉ số đường huyết cao sẽ làm tăng nhanh đường huyết. Những thức ăn giàu chất xơ có chỉ số đường huyết thấp

3. Tập thể dục thường xuyên

   Mọi người cần thường xuyên tập thể dục, và những người có bệnh tiểu đường tuýp 2 không có ngoại lệ. Bác sĩ OK trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục. Sau đó chọn hoạt động thích, chẳng hạn như bơi lội, đi bộ hoặc đi xe đạp. Cái quan trọng nhất là làm cho hoạt động thể chất là thói quen hàng ngày. Mục tiêu ít nhất 30 phút tập thể dục mỗi ngày và hầu hết các ngày trong tuần. Tập kéo dài và sức mạnh là quan trọng. Trong thực tế, sự kết hợp tập thể dục và đào tạo sức mạnh hiệu quả hơn tập thể dục kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu không hoạt động trong một thời gian, bắt đầu từ từ và xây dựng dần dần.



   Hãy nhớ rằng hoạt động thể chất làm giảm lượng đường trong máu. Kiểm tra lượng đường trong máu trước khi hoạt động. Có thể cần ăn một bữa ăn nhẹ trước khi tập thể dục để giúp ngăn ngừa lượng đường trong máu thấp


4. Thuốc hạ đường huyết uống hay insulin

   Một số bệnh nhân Đái tháo đường type 2 có thể kiểm soát đường huyết chỉ bằng chế độ ăn và tập thể dục, nhưng nhiều bệnh nhân khác cần uống thuốc hay tiêm insulin để ổn định đường huyết. Uống thuốc nào là do bác sỹ quyết định dựa trên rất nhiều yếu tố để lựa chọn. Có thể phải phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát đường huyết:

   Thuốc điều trị Đái tháo đường: Thông thường, bệnh nhân mới được chẩn đoán sẽ được kê toa metformin (Glucophage), một thuốc giúp làm gan giảm sản xuất đường. Bác sỹ cũng sẽ khuyên thay đổi lối sống như: giãm cân,hoạt động thể lực nhiều hơn… Cùng với metformin, những thuốc hạ đường huyết khác có thể được sử dụng để điều trị Đái tháo đường type 2. Một số thuốc kích thích tuyến tụy tăng sản xuất và phóng thích insulin(nhóm thuốc sulfonyureas). Nhóm acarbose sẽ ức chế men phân giải carbohydrates và làm giảm đường huyết sau ăn.Thêm vào đó, bác sỹ có thể phải kê toa aspirin liều thấp và thuốc hạ huyết áp, giãm lipid máu để giúp phòng ngừa biến chứng tim mạch.



 Insulin: Một số bệnh nhân Đái tháo đường type 2 cần điều trị bằng insulin. Vì insulin sẽ bị tiêu hóa khi uống nên insulin phải dùng bằng đường tiêm.

   Các loại insulin: Insulin có nhiều loại dựa vào thời gian tác dụng của nó, bao gồm:
•   Insulin tác dụng nhanh,ví dụ: insulin lispro (Humalog), insulin aspart (NovoLog)
•   Insulin tác dụng trung bình như: Insulin N, Insulin Lent
•   Insulin tác dụng chậm như: insulin glargine (Lantus) and insulin detemir (Levemir).

Tùy theo mỗi bệnh nhân mà bác sỹ có thể kê toa insulin hỗn hợp để có thể kiểm soát đường huyết cả ngày.

Chủ Nhật, 17 tháng 1, 2016

Cách điều trị bệnh tiểu đường type 1

Ngày nay, Tiểu đường là một bệnh có tỷ lệ mắc bệnh khá cao. Cùng tìm hiểu để có phương hường điều trị căn bệnh này một cách hiệu quả nhất nhé.

Xem trước: Tìm hiểu về bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường được chia thành 2 nhóm là tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2. Do đó cách điều trị của 2 nhóm này cũng có đôi chút khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết cách điều trị bệnh tiểu đường type 1 trong blog này nhé

I. Điều trị bệnh tiểu đường type 1

1. Điều trị tiểu đường type 1 trước mắt

Giải pháp trước mắt nếu bệnh nhân tiểu đường type 1 gặp phải biến chứng nhiễm cetone acid và đường huyết tăng cao thì cần phải chữa nhiễm cetone acid.


Khi không có đủ insulin để đưa glucose vào tế bào, glucose có thể tăng cao trong máu. Khi đó, cơ thể tìm các hình thức khác để tạo năng lượng và sử dụng chất béo như là một nguồn nhiên liệu. Mỡ sẽ bị phân hủy để tạo năng lượng và quá trình này sẽ tạo ra nhiều acetone acid , ketone tăng trong máu và nước tiểu. Gây ra nhiễm cetone acid (ketoacidosis.)

2. Mục tiêu điều trị tiểu đường type 1 lâu dài :

- Kéo dài cuộc sống
- Giảm các triệu chứng
- Phòng ngừa các biến chứng do Đái tháo đường gây ra

3. Thay đổi thói quen hàng ngày và khẩu phần ăn

- Theo dõi đường huyết: thường xuyên kiểm tra, theo dõi lượng đường trong máu khoảng 3 lần/ngày. Để đảm bảo lượng đường trong máu vẫn nằm trong phạm vi mục tiêu có thể quản lý.



- Theo dõi insulin và các thuốc khác: điều trị insulin là điều bắt buộc để tồn tại của tiểu đường type 1. Vì trong dạ dày có chứa enzim có thể gây hại cho insulin nên để duy trì insulin càn tiêm trực tiếp vào cơ thể. Tùy vào mức độ cơ thể và diễn biến của bệnh tiểu đường typr của từng người, mà phải lựa chọn loại insulin cho phù hợp.

-Có chế độ ăn uống hợp lý:

+ Ăn nhiều rau không tinh bột, đậu, và trái cây như táo, lê, đào, và quả mọng, chuối, xoài, và đu đủ là các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là sự lựa chọn tốt cho đồ ăn tráng miệng.
+ Ăn các loại ngũ cốc tự nhiên ít chế biến sẵn: Hãy ăn uống khoa học và chế biến theo kiểu cổ truyền và không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn.


+ Hạn chế khoai tây trắng và các sản phẩm ngũ cốc tinh chế như bánh mì trắng và mì sợi trắng.
+ Hạn chế đồ ngọt tập trung bao gồm các loại thực phẩm có hàm lượng calo cao chẳng hạn như kem. Giảm nước ép trái cây không nhiều hơn một ly một ngày. Hoàn toàn loại bỏ các đồ uống có đường ngọt.
+ Ăn lành mạnh của một loại protein ở hầu hết các bữa ăn, chẳng hạn như cá, đậu, hoặc thịt gà không da.
+ Chọn các loại thực phẩm với chất béo có lợi cho sức khỏe như dầu ô liu, bơ, dầu thực vật rất tốt cho người tiểu đường. Hạn chế chất béo bão hòa từ sữa và các sản phẩm khác từ động vật. Loại bỏ hoàn toàn các chất béo trong đồ ăn nhanh và chế biến sẵn.
+ Có ba bữa ăn chính và một hoặc hai bữa ăn nhẹ mỗi ngày và đặc biệt không bỏ bữa sáng.
+ Ăn chậm và dừng lại khi thấy vừa đủ.

- Hoạt động thể chất:

 Nên thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao để giảm lượng đường trong máu, chống béo phù. Nếu bứt đầu một hoạt động mới cần kiểm tra lượng đường trong máu để điều chỉnh hoạt động, đồ ăn và liều insulin cho phù hợp với lượng đường trong máu. Các cách điều trị tiểu đường type 1 trên mặc dù không thể điều trị tận gốc, trị hoàn toàn tiểu đường, nhưng có tác động làm chậm lại, ngăn chặn sự phát triển và các biến chứng của tiểu đường type 1.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường được coi là bệnh của cuộc sống hiện đại. Khi những điều kiện về vật chất khá đầy đủ, nguồn thực phẩm được đưa vào cơ thể không kiểm soát, sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Do đó việc phát hiện sớm là cách tốt nhất để có phương án điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu nhé

1. Tiểu nhiều, khát nhiều


Nếu bạn muốn đi tiểu thường xuyên - đặc biệt nếu bạn thường phải thức dậy giữa đêm để vào toilet, đó có thể là dấu hiệu của tiểu đường. Những quả thận phải hoạt động mạnh để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, vì thế nó sẽ thúc bạn thức dậy - có khi là vài lần - trong đêm. Còn khát nhiều nghĩa là cơ thể bạn đang cố gắng để bù lại lượng dịch đã mất đi. Hai triệu chứng này luôn đi kèm với nhau, và "là cách mà cơ thể bạn cố gắng để kiểm soát tình trạng đường trong máu tăng cao".

2. Đói và mệt mỏi:


Cơ thể chuyển đổi thực phẩm ăn vào thành đường glucose - cung cấp năng lượng cho các tế bào. Tuy nhiên, để các tế bào hấp thụ được glucose thì cần có insulin. Nếu cơ thể không sản sinh đủ insulin hoặc các tế bào kháng với loại insulin cơ thể sản sinh thì đường glucose không thể được hấp thụ vào và bạn sẽ không có năng lượng. Điều này khiến bạn lúc nào cũng cảm thấy đói mà mệt mỏi.

3. Bệnh về da

Da ngứa - có lẽ là kết quả của việc da bị khô hoặc tuần hoàn kém - thường là dấu hiệu của tiểu đường, cùng với các bệnh về da khác như thâm da (quanh cổ hoặc hõm nách). Những người có các dấu hiệu này chắc chắn đã có hiện tượng kháng insulin, dù cho đường máu của họ có thể chưa cao. Vì thế, khi thấy dấu hiệu này, bạn nên đi kiểm tra đường máu.

4. Khả năng nghe kém bất thường


Thính lực giảm đột ngột có thể là cũng là một dấu hiệu bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường gây tổn thương các mạch máu và dây thần kinh ở tai dẫn đến thính lực giảm.

5. Lâu lành vết thương

Nhiễm trùng, vết xước và các chỗ thâm tím không lành nhanh là một dấu hiệu điển hình khác của bệnh tiểu đường. Điều này xảy ra do các mạch máu bị hư hại bởi có quá nhiều glucose di chuyển trong các tĩnh mạch, động mạch. Nó khiến cho máu khó lưu thông đến các vùng khác nhau của cơ thể - một điều cần thiết để vá lành vết thương.

6. Ngáy to có thể là biểu hiện của bệnh tiểu đường 



Người bệnh bị rối loạn giấc ngủ và hơi thở có xu hướng giải phóng hormone gây căng thẳng khi ngủ, khiến lượng đường trong máu tăng lên. Do đó, nếu bạn mắc chứng ngáy to và buồn ngủ vào ban ngày, nên đi kiểm tra lượng đường trong máu bởi có thể đó là dấu hiểu của bệnh tiểu đường.

7. Thị lực giảm sút

Glucose máu cao có thể khiến thủy tinh thể sưng lên, thay đổi hình thái khiến mắt mất khả năng tập trung. Hậu quả là bạn có cảm giác nhìn mờ.

8. Xét nghiệm máu để nhận biết sớm tiểu đường


Muốn kiểm tra tiểu đường, bạn cần làm vài xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm đường máu vào buổi sáng khi chưa ăn gì. Nếu đường máu vượt quá 126 mg/dL trong hai lần, nghĩa là bạn đã bị tiểu đường. Nếu từ 100 đến 125 mg/dL, bạn bị coi là tiền tiểu đường. Nhỏ hơn 99mg/dL là bình thường.


Thứ Hai, 11 tháng 1, 2016

Cách điều trị bệnh nhồi máu cơ tim

Xem trước: Bệnh nhồi máu cơ tim

Điều trị bệnh nhồi máu cơ tim thế nào
   Nguyên tắc chính của điều trị là đưa oxygen tới phần cơ tim đang bị tiêu hủy vì mạch nghẽn.

- Cấp cứu:
 Bệnh nhân có triệu chứng đau thắt ngực cần được điều trị trong phòng cấp cứu.
+ Dưỡng khí oxygen
+ Điện tâm đồ
+ Aspirin: thuốc này có cộng dụng làm loãng máu và làm giảm sự tăng trưởng của cục máu đông.
+ Glyceryl trinitrate: thuốc này có thể cho vào dưới lưỡi bệnh nhân – có nhiều tác dụng: làm thư giãn mạch máu (tăng đường kính mạch máu dễ cho máu đi qua chỗ nghẽn, giảm lượng máu trở về tim phải (bớt công việc cho tim – preload), giảm huyết áp (dễ cho tim thất trái bơm máu ra – afterload)
+ Chống đau: morphine có thể dùng để chống đau, làm bệnh nhân bớt sợ hãi (giảm adrenaline, giảm độ nhịp tim, bớt công việc cho tim)
+ Theo dõi biến chứng: loạn nhịp tim, thay đổi huyết áp





- Làm thông động mạch vành tim
+ Điều trị nội khoa: thuốc làm tan cục máu đông (thrombolysis): streptokianse, urokinase...trong giai đoạn cấp cứu, điều trị duy trì chống cục máu đông bằng Asprin hoặc Vasopolis (trong trường hợp dị ứng với Aspirin hoặc ở những bệnh nhân loét dạ dày, hành tá tràng)
+ Điều trị ngoại khoa: thò ống thông xuyên qua động mạch đùi đi vào động mạch vành tim, làm nong mạch, phá vỡ cục máu đông và mảng xơ vữa, đồng thời có thể nhét ống căng mạch (cardiac catherization & angioplasty +/- stent).

- Giải phẫu ghép động mạch tim
  Mục đích của phẫu thuật này tiếp tế máu cho phần tim đang bị khủng hoảng do động mạch khu vực bị nghẽn.Tĩnh mạch từ chân bệnh nhân được cắt lấy và đem lên nối từ động mạch chủ vào phần động mạch phía sau khúc bị nghẽn.

- Theo dõi
+ Sau khi qua giai đoạn hiểm nghèo ban đầu của nhồi máu cơ tim, bệnh nhân cần nằm một thời gian (2–3 ngày) trong đơn vị điều trị tim hoặc đơn vị điều trị tăng cấp đề phòng để chữa kịp thời những biến chứng như loạn nhịp tim.
+ Trong thời gian hồi phục sau khi xuất viện, bệnh nhân nên tránh hoạt động quá sức (thí dụ giao hợp), mang vác vật nặng... khoảng một vài tháng, tránh hồi hộp, căng thẳng, xúc động mạnh (không xem bóng đá, phim kinh dị...). Nhiều địa phương cấm lái xe vài tuần. Duy trì Vasopolis ở những bệnh nhân mẫn cảm với thuốc chống đông khác.
+ Bác sĩ sẽ gặp lại bệnh nhân sau vài tuần để theo dõi và tra cứu xét nghiệm thêm.

- Phòng ngừa biến chứng khác
Đa số bệnh nhân sẽ phải tiếp tục dùng thuốc điều trị tránh bị nhồi máu cơ tim lần nữa và những bệnh tương tự như tai biến mạch máu não.

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Hiện nay, tỷ lệ người mác tiểu đường ngày càng gia tăng. Đây là một căn bệnh nguy hiểm và đòi hỏi phải kiên trì và nghiêm khắc trong chế độ điều trị. Cùng tìm hiểu lý hơn về căn bệnh trên trong blog này nhé.

1. Bệnh tiểu đường là gì



   Bệnh tiểu đường còn gọi là Đái tháo đường, hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoocmon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể. Insulin là loại hoocmon nội tiết giúp vận chuyển chất đường trong máu đi đến các tế bào hay nói cách khác insulin là nội tiết tố giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường.

   Việc thiếu hụt insulin biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước. Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư, v.v.

2. Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường

Cho đến thời điểm hiện tại, nguyên nhân của bệnh Tiểu đường vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có thể là do mối quan hệ gia đình, chẳng hạn nếu cha mẹ bị đái tháo đường thì con của họ sẽ dễ bị đái tháo đường hơn. Một nguyên nhân khác đó là lối sống, bao gồm chế độ ăn và tập luyện, cũng giữ một vai trò quan trọng. Đái tháo đường tuýp 2 có khuynh hướng dễ xảy ra hơn ở người thừa cân.

3. Biểu hiện của bệnh tiểu đường

Triệu chứng bệnh tiểu đường gần như không biểu hiện. Thật vậy, bạn rất khó nhận ra sự khác biệt nào trong cảm giác và vô cùng kinh ngạc khi họ biết rằng mình đã bị tiểu đường. Dù bạn có cảm thấy khỏe mạnh hay không đều phải thực hiện kiểm tra chẩn đoán.

- Giảm cân quá nhanh:



Bạn có thể được vui mừng nhận thấy bạn đã giảm được vài cân mà không cần phải cố gắng. Việc có quá nhiều đường trong máu cũng đẩy nhanh quá trình giảm cân – có thể từ 5 đến 10 cân trong vòng 2-3 tháng vì hoóc môn insulin không đưa được đường glucose vào trong tế bào – nơi nó sẽ được sử dụng làm năng lượng, vì thế cơ thể nghĩ rằng nó đang “đói” và bắt đầu phá hủy các protein của những bó cơ để làm nguyên liệu thay thế.

- Cảm giác khát nước:


Bạn có thể uống nước và uống nước sau đó lại uống nước nhưng vẫn cảm thấy khát. Vấn đề càng trở nên tồi tệ hơn trước khi tiểu đường được chẩn đoán nếu như bệnh nhân uống quá nhiều nước ngọt. Nước ngọt làm cho nồng độ đường huyết càng tăng thêm và dẫn tới khát nước vô độ.

- Đi vệ sinh nhiều lần


Bệnh nhân cần phải đi tiểu thường xuyên và với lượng lớn mỗi lần. Bị thức giấc trong khi đang ngủ say khoảng từ 2 đến 3 lần mỗi đêm là hiện tượng rất phổ biến. Điều này có thể gây ra khó chịu cho rất nhiều người. Nồng độ đường huyết cao giải phóng vào trong nước tiểu. Điều này dẫn tới sự mất nước của cơ thể và khiến cho bệnh nhân luôn cảm thấy khát và lại đi tiểu nhiều lần.

Thứ Tư, 6 tháng 1, 2016

Đối tượng dễ mắc bệnh nhồi máu cơ tim



Bài viết trước có thể bạn muốn xem. Tổng quan Bệnh nhồi máu cơ tim

Hiện nay, tỷ lệ mắc bệnh NMCT ngày càng tăng cao. Đối tượng măc bệnh nãy cũng ngày càng đa dạng. Do vậy việc tìm hiểu những đối tượng nguy cơ bệnh này là rất cần thiết.

1.  Không hút thuốc lá giúp phòng ngừa nhồi máu cơ tim
Tránh hút thuốc lá là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe và dự phòng nhồi máu cơ tim, ung thư phổi và nhiều bệnh lý đe dọa cuộc sống khác.



2. Tăng huyết áp dễ gây bệnh nhồi máu cơ tim

Người bị tăng huyết áp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 3 lần đối với nam giới và 6 lần đối với nữ giới. Huyết áp càng cao thì nguy cơ bị nhồi máu cơ tim càng nhiều. Mỗi năm có hơn 15 triệu người tăng huyết áp tử vong vì nhồi máu cơ tim.

3. Người bị bệnh béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh nhồi máu cơ tim


 Béo phì cũng là một nguyên nhân dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim. Người bị bệnh béo phì có khả năng bị nhồi máu cơ tim cao hơn người khác khoảng 40%. Trên thế giới hơn 19,5 triệu người béo phì chết vì nhồi máu cơ tim mỗi năm.

4. Nhồi máu cơ tim cũng phụ thuộc khá nhiều vào tuổi tác và giới tính

Nhồi máu cơ tim hay xảy ra ở những người tuổi cao, tuổi càng cao thì tỷ lệ mắc bệnh này sẽ lớn hơn. Ở nam giới thường là 45 và nữ giới là 55.

5. Đái tháo đường


 Các chuyên gia tim mạch đã thống kê rằng cứ 5 người nhồi máu cơ tim thì có 2 người mắc bệnh đái tháo đường. Hiện nay, nước ta có số người đái tháo đường bị nhồi máu cơ tim là hơn 70%.

Với nhiều người, tuy không có dấu hiệu của những triệu chứng xảy ra bệnh, nhưng công việc căng thẳng, stress nhiều, thường xuyên thức khuya, lối sống không lành mạnh gây ra sức đề kháng yếu cũng có nguy cơ bị bệnh liên quan đến tim mạch.

Thứ Ba, 5 tháng 1, 2016

Cách điều trị bệnh cao huyết áp không dùng thuốc

Có thể bạn muốn xem Nguyên nhân, dấu hiệu bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là bệnh lý gây tử vong và di chứng thần kinh nặng nề như liệt nửa người, hôn mê với đời sống thực vật, suy tim....làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và đồng thời gia tăng khả năng tử vong cảu bệnh nhân. Do vậy, điều trị bệnh cao huyết áp là vấn đề cần đặc biệt lưu ý trong cộng đồng. Có 2 biện pháp cao huyết áp là sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân phải kết hợp cả 2 phương pháp này để đạt hiệu quả cao nhất.

1. Biện pháp dùng thuốc.

    Hiện nay có khoảng 300 loại thuốc chữa tăng huyết áp khác nhau và thầy thuốc sẽ căn cứ bệnh trạng cụ thể mà lựa chọn thuốc phù hợp nhất cho từng người. Mỗi viên thuốc có một số phận! Người bệnh không nên ỷ lại vào thuốc mà xem nhẹ việc thay đổi các thói quen trong lối sống.
  Biện pháp dùng thuốc do thầy thuốc đảm nhận, người bệnh tuyệt đối không tuỳ tiện điều chỉnh!



2. Điều trị cao huyết áp với phương pháp không dùng thuốc

   Bản chất của phương pháp này là người bệnh phải thay đổi các thói quen trong sinh hoạt hằng ngày cũng như ăn uống:

- Bỏ hoặc không hút thuốc lá.


  Khi hút thuốc lá, ngay lập tức làm tăng nồng độ chất Cathecholamine trong máu (đây là chất nội tiết có vai trò kích thích hệ thống thần kinh giao cảm của cơ thể) và tăng chất carbon monoxid. Các chất này có thể làm khởi phát những cơn đau ngực hoặc làm nặng thêm bệnh tim khác. Mặt khác, nồng độ Nicotine tăng trong máu cũng gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim làm tim phải làm việc nhiều hơn hoặc cũng có thể gây ra những rối loạn nhịp tim. Các nghiên cứu cũng cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến tim mạch cũng tăng theo mức độ hút thuốc lá, tức là càng hút nhiều hút lâu, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao. Do vậy muốn cải thiện tình trạng bệnh của mình thì nhất thiết người bênh KHÔNG được hút thuốc lá

- Ăn uống hợp lý: ăn nhạt, ăn nhiều rau xanh, ăn đủ lượng kali và ăn nhiều cá, hạn chế sử dụng mỡ động vật mà nên thay thế bằng đầu thực vật, dầu đậu nành


- Uống rượu bia ít và điều độ:
  Kết quả của nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy uống rượu càng nhiều huyết áp càng tăng, tuổi càng cao uống rượu càng dễ làm tăng huyết áp. Tóm lại, người không muốn hoặc có nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp thì không nên uống rượu. Hoặc vì lý do phải uống rượu do giao tiếp thì nên uống thật chừng mực, uống càng ít càng tốt, lâu lâu hãy uống chứ không nên uống quá thường xuyên. Còn người bị bệnh tăng huyết áp càng không uống rượu càng tốt.



- Thường xuyên rèn luyện thể lực:
   Cơ sở sinh lý của rèn luyện sức khoẻ ở bệnh nhân tăng huyết áp là điều hòa lượng cholesterol máu, kìm chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu trong các cơ hoạt động và giảm sức cản máu ngoại biên - kết quả là giảm huyết áp. Nhưng cần phải nhớ rằng, phải qua 2-3 tháng tập luyện thường xuyên huyết áp mới bắt đầu hạ xuống, bởi vậy tập luyện đòi hỏi phải kiên trì.
Người bệnh có thể tập luyện tùy vào thể trạng của mình .Mỗi ngày 30-45 phút, tuần 180 phút như đi bộ nhanh (7 km/giờ), đi xe đạp nhanh, chạy, chơi bóng bàn.

- Giữ cân nặng ở mức vừa phải:
   Thừa cân gây nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch khác phối hợp với tăng huyết áp. Cùng với tuổi, tăng cân dần dần trong cuộc sống dường như góp phần làm tăng huyết áp ở những người có tuổi.


- Giữ bình thản:
   Người bệnh cao huyết áp nên thật chú ý vấn đề này. Vi khi căng thẳng, cáu gắt, xúc động mạnh nhịp tim dễ tăng cao ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.