Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh nhồi máu cơ tim

Hiện nay, nhồi máu cơ tim là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nạn nhân và gia đình do tỷ lệ gây tử vong cao nhất trong các bênh tim mạch thường găp. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát sức khỏe cho trái tim, phòng ngừa và điều trị nhồi máu cơ tim thông qua một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Click để tìm hiểu thêm về Bệnh nhồi máu cơ tim

Lời khuyên của các chuyên gia tim mạch và dinh dưỡng về vấn đề “người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì tốt” là nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật bao gồm rau tươi, trái cây, ngũ cốc và các loại hạt.

1. Ăn giảm mỡ



Là yêu cầu đầu tiên đối với bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim phải điều trị dài ngày.Sau nhồi máu cơ tim, người bệnh nên hạn chế sử dụng những thức ăn có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Do chất béo sẽ tích tụ trong máu khi người bệnh tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống. Sự lắng đọng của chất béo trong thành mạch máu có thể gây tắc nghẽn và dẫn tới nhồi máu cơ tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ đồ ăn chiên rán, đồ nướng và thức ăn nhanh có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Do vậy người bệnh cũng như những người thân trong gia đình nên dầu ăn thực vật (dầu dừa, dầu oliu...) thay cho mỡ động vật.

2. Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá

3. Tăng cường chất xơ


Chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, bắp lứt, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Các loại rau củ và trái cây chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe được gọi là các flavonoid hoạt động như các chất chống ôxi hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Các hoa quả như: chuối, nho, cam… rất giàu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, hoa quả và rau xanh chứa rất nhiều chất xơ hòa tan giúp tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Một số loại rau lá xanh thẫm (rau muống, dền,…) có chứa folate và vitamin B9. Folate không chỉ đóng vai trò quan trọng bảo vệ tim mạch khỏe mạnh còn có thể làm giảm homocysteine trong máu, ngăn ngừa bệnh đột quỵ, giảm huyết áp...

4. Hạn chế ăn quá mặn hoặc quá ngọt


Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, kéo theo nguy cơ nhồi máu cơ tim. Khuyến cáo của các chuyên gia tim mạch là những người có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch chỉ nên tiêu thụ khoảng 1.500mg muối mỗi ngày. Những thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp cũng chứa rất nhiều muối, do đó người bị bệnh nhồi máu cơ tim cần hạn chế sử dụng.

Ngoài ra bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng cần hạn chế lượng đường trong chế độ ăn uống hàng ngày vì có thể gây tăng cân, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tránh các món tráng miệng, bánh kẹo, đồ uống có hàm lượng đường cao như soda và nước trái cây có đường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét