Thứ Năm, 31 tháng 12, 2015

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh động mạch vành

 Đối với bênh mạch vành(ĐMV) , không chỉ điểu trị bằng thuốc mà chế độ ăn hớp lý cũng là nhân tố quyết định mức độ khỏi bệnh hay chậm. Dưới đây là một số lời nguyên  giúp bạn điều trị ĐMV mau có chuyển biến tốt đẹp nha.

1. Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, và đậu. Đây là nguồn cung cấp vitamin, carbohydrates dồi dào cho cơ thể. Đây là nguồn dinh dưỡng tự nhiên, có lợi cho cơ thể

Cá: Nên ăn nhiều cá, cá cung cấp protein và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Cá chứa các axit béo omega-3 có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ.  Nên ăn 2 đến 3 bữa cá mỗi tuần.

2. Hạn chế ăn trứng

Cholesterol máu cao có liên quan với bệnh mạch vành đã được thừa nhận nhờ kết quả nhiều công trình nghiên cứu. Cholesterol là một chất có nhiều chức năng quan trọng, một phần được tổng hợp trong cơ thể, một phần do thức ǎn cung cấp. Lượng cholesterol trong thức ăn góp phần gây ra nguy cơ bệnh mạch vành nên các nhà khoa học khuyên chúng ta chỉ nên ăn dưới 300mg cholesterol /ngày. Cần hạn chế ăn các thức ǎn nguồn gốc động vật chứa nhiều cholesterol là: não, bầu dục, tim, lòng đỏ trứng. Một lưu ý là lòng đỏ trứng có nhiều cholesterol nhưng đồng thời có nhiều lexitin, là chất điều hòa chuyển hoá cholesterol trong cơ thể. Do đó những người có cholesterol máu cao không nhất thiết phải kiêng ăn trứng mà chỉ nên ǎn mỗi tuần 1 - 2 quả.

3. Tránh ăn no quá:

 Ăn no, dạ dày đầy thức ăn và hơi, cơ hoành bị đẩy lên cao, làm cho sự co bóp của tim bị hạn chế, lượng máu đưa vào động mạch vành bị giảm. Khi thức ăn đang được tiêu hóa thì một lượng máu lớn dồn về dạ dày, ruột, làm cho máu vào động mạch vành ít đi, tạm thời gây thiếu ôxy cơ tim, gây co thắt động mạch vành, dẫn đến cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

4. Chất kích thích không tốt với sức khỏe bệnh TBMMN


Người bị bênh nên hạn chế tối đa việc tiếp túc với các loại rượu mạnh, trà đặc, cà phê....  Bởi vì rượu nạnh có độ cồn cao, kích thích tim đập nhanh, làm cho bệnh nặng thêm. Trà đặc, cà phê, uống nhiều gây hưng phấn đại não, ảnh hưởng giấc ngủ cũng bất lợi cho người bệnh.


Ngoài một chế độ ăn uống lành mạnh để phòng bệnh xơ vữa động mạch nên tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường cơ tim, cải thiện lưu lượng máu, giảm huyết áp cao, làm tăng cholesterol tốt giúp kiểm soát lượng đường trong máu và trong cơ thể..

Thứ Tư, 30 tháng 12, 2015

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh tai biến mạch máu não

Như chúng ta đã biết, Tai biến mạch máu não là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Bệnh thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị thì chế độ ăn cũng góp phần không nhỏ đến việc điều trị tốt căn bệnh "khó ưa" này. Cùng tìm hiểu những thực phẩm tốt cho người bệnh tai biến mạch máu não nhé.


I. Chế độ dinh dưỡng cho người tai biến mạch máu não (TBMMN):

1. Ngũ cốc nguyên hạt tốt cho bệnh TBMMN


Các loại ngũ cốc như đậu nành, hạnh nhân có tác dụng phòng ngừa đột quỵ do đó người mắc bệnh TBMMN nên thêm các loại hạt này vào thực đơn hằng ngày của mình.

2. Sử dụng trái cây cũng là một cách đề phòng TBMMN


Một vài loại trái cây có thể giúp tăng cường sức khỏe sau tai biến, giúp tăng khối lượng cơ bắp dễ dàng và duy trì sức lực. Các loại trái cây như: quả việt quất, quả Nam Việt quất, quả mâm xôi, quả mâm xôi đen… có chứa nhiều chất chống oxi hóa giúp ngăn chặn bệnh ung thư, các bệnh về tim và mắt… Ngoài ra, táo chứa protein một loại chất xơ giúp giảm cholesterol) giúp giảm cân bằng tăng cảm giác no lâu hơn và làm tiêu lớp mỡ trên cơ thể.

3. Giảm nguy cơ TBMMN bằng sử dụng chất béo bão hòa

Ai ai cũng biết chất béo không tốt cho bệnh tim mạch. Nhưng chất béo bão hòa lại có ích cho việc ngừa màu máu đông, một trong những căn nguyên dẫn tới tai biến. Người bị tai biến có thể sử dụng một số loại thực phẩm như dầu thực vật hoặc dầu cá để bổ sung chất béo bão hòa.


Bên cạnh đó, các loại cá như: cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá mòi… là những thực phẩm có chứa một hàm lượng các loại axit béo không bão hòa đa, tham gia tích cực vào tất cả các phản ứng sinh hóa xảy ra trong cơ thể vì chúng có chứa cholesterol tốt, đồng thời làm giảm lượng cholesterol xấu, trong đó gồm cả những mảng xơ vữa bám trong thành mạch máu. Ngoài ra, các loại cá biển có chứa photpho giúp làm tăng sự trao đổi chất trong các mô não.

Đặc biệt, người bị tai biến nên sử dụng sữa đậu nành hàng ngày. Đậu nành là loại ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe mà không gây độc hay tác dụng phụ cho cơ thể. Nó làm giúp tránh được bị xơ vữa động mạch, giảm lipid trong máu.

4.Gia vị tốt cho bệnh TBMMN

Theo các chuyên gia, những gia vị như : ớt, tỏi, hành tây, gừng, hạt tiêu là những loại gia vị được khuyến khích sử dụng giúp phòng căn bệnh quái ác này.

II. Những thực phẩm không tốt cho bệnh TBMMN

Ngoài một số thực phẩm được nêu ở trên, người bệnh TBMMN cần chú ý trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày một số điểm sau:

- Hạn chế thực phẩm chứa nhiều vitamin K như: gan và lòng đỏ trứng gà, mùi tây, măng tây, dầu oliu, dâu tây, kiwi không tốt cho người đột quỵ.


- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất đạm, chất béo chuyển hóa như các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật,...

- Hạn chế sử dụng muối và thực phẩm có chứa hàm lượng muối cao: giảm tối đa lượng muối cho vào thực phẩm, hạn chế các đồ ăn được chế biến sẵn vì các đồ ăn này thường chứa hàm lượng muối cao.

III. Lời khuyên của thầy thuốc

Tai biến mạch máu não là một biến chứng nặng, cho dù điều trị tích cực cũng dễ để lại di chứng nặng nề. Vì vậy, các bác sĩ khuyên cần điều trị các nguyên nhân gây tai biến mạch máu não như điều trị tăng huyết áp, điều trị xơ vữa động mạch, phòng và điều trị bệnh tiểu đường, giảm cân nếu thừa cân, tránh căng thẳng thần kinh (không nên giận dữ, kích động, đau buồn, lo lắng sợ sệt), ăn uống hợp lý, không uống rượu bia, tập luyện đều đặn không quá sức... Cần đến khám tại cơ sở y tế khi có các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, khó thở, mệt không rõ nguyên nhân để được phát hiện và điều trị sớm.








Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cao huyết áp

Hiện nay, Cao huyết áp là bệnh mà khá nhiều người mắc phải. Khi mắc bệnh này, ngoài việc uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh cũng nên kết hợp với một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Cùng tìm hiểu trong nội dung blog này nhé.

Xem trước Bệnh cao huyết áp

Theo thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP HCM, chế độ ăn uống không hợp lý với quá nhiều chất béo, ăn quá mặn, sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, hút thuốc lá… là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của bệnh tăng huyết áp hiện nay. Sự chú trọng chế độ dinh dưỡng của người bị tăng huyết áp sẽ tác động rất lớn đến việc phòng tránh bệnh cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh.

1. Tăng cường sử dụng với bơ thực vật


Nhất thiết phải tránh xa chất béo bão hòa trong thực đơn ăn uống và thay thế tối đa mỡ động vật bằng dầu thực vật. Người cao huyết áp cũng cần thay bơ động vật bằng bơ thực vật.

2. Sử dụng nhiều với ngũ cốc nguyên vỏ lụa

Để đảm bảo nhu cầu tinh bột của cơ thể, người bị huyết áp cao nên tận dụng các loại ngũ cốc toàn phần. Bên cạnh hàm lượng tinh bột, ngũ cốc còn cung cấp một hàm lượng chất xơ đáng kể.

3. Tăng cường sử dụng một số loại rau


Cần tây, cải cúc, rau muống, cà chua, cà tím, cà rốt, hành tây....là những loại rau mà người bệnh cao huyết áp nên sử dụng.

4. Hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều chất béo

Nên chọn sữa đã gạn kem, sữa chua không đường để sử dụng. Trong trường hợp có thể lựa chọn, tốt nhất người bệnh nên nghiêng về những sản phẩm càng ít chất béo càng tốt.

5. Hạn chế ăn quá mặn

Một người mắc bệnh huyết áp cao chỉ nên sử dụng  nhiều nhất 6g muối mỗi ngày. Vì thế, cần tránh để lọ muối ăn và gia vị trên bàn ăn. Ngoài chuyện nấu nướng các món ăn cho nhạt hơn, người cao huyết áp cũng nên tránh các đồ ăn được chế biến sẵn như thịt xông khói, đồ ăn nhanh, một số đồ hộp... vì chúng rất nhiều natri. Bên cạnh đó cũng nên dè chừng muối ăn có trong ngũ cốc của bữa sáng hay trong bánh quy.

6. Hạn chế uống rượu hay đồ uống có cồn


Người mắc bệnh huyết áp cao nhất thiết phải biết hạn chế rượu, không uống nhiều hơn 3 ly rượu nhỏ mỗi ngày đối với đàn ông và 2 ly đối với phụ nữ.

7. Hạn chế ăn thịt

Khi bị huyết áp cao, do phải hạn chế chất béo bão hòa nên tốt nhất là chọn những loại thịt càng nạc càng tốt. Hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, nên chọn cá và thịt gia cầm (nhớ bỏ da).

Mong rằng sau bài viết này, bạn đọc sẽ tìm cho mình một chế độ ăn hợp lý.

Thứ Hai, 28 tháng 12, 2015

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh nhồi máu cơ tim

Hiện nay, nhồi máu cơ tim là nỗi ám ảnh kinh hoàng của nạn nhân và gia đình do tỷ lệ gây tử vong cao nhất trong các bênh tim mạch thường găp. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát sức khỏe cho trái tim, phòng ngừa và điều trị nhồi máu cơ tim thông qua một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Click để tìm hiểu thêm về Bệnh nhồi máu cơ tim

Lời khuyên của các chuyên gia tim mạch và dinh dưỡng về vấn đề “người bệnh nhồi máu cơ tim nên ăn gì tốt” là nên sử dụng các loại thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật bao gồm rau tươi, trái cây, ngũ cốc và các loại hạt.

1. Ăn giảm mỡ



Là yêu cầu đầu tiên đối với bệnh nhân mắc bệnh nhồi máu cơ tim phải điều trị dài ngày.Sau nhồi máu cơ tim, người bệnh nên hạn chế sử dụng những thức ăn có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Do chất béo sẽ tích tụ trong máu khi người bệnh tiêu thụ quá nhiều chất béo bão hòa trong chế độ ăn uống. Sự lắng đọng của chất béo trong thành mạch máu có thể gây tắc nghẽn và dẫn tới nhồi máu cơ tim. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ đồ ăn chiên rán, đồ nướng và thức ăn nhanh có chứa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Do vậy người bệnh cũng như những người thân trong gia đình nên dầu ăn thực vật (dầu dừa, dầu oliu...) thay cho mỡ động vật.

2. Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá

3. Tăng cường chất xơ


Chất xơ trong rau quả và những loại ngũ cốc thô như: gạo lứt, bắp lứt, các loại đậu có tác dụng chuyển hóa các chất béo và làm hạ huyết áp. Các loại rau củ và trái cây chứa nhiều chất có lợi cho sức khỏe được gọi là các flavonoid hoạt động như các chất chống ôxi hóa và có thể giảm nguy cơ viêm nhiễm, ngăn ngừa bệnh tim mạch. Các hoa quả như: chuối, nho, cam… rất giàu vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, hoa quả và rau xanh chứa rất nhiều chất xơ hòa tan giúp tăng lượng cholesterol tốt cho cơ thể, nhờ đó giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Một số loại rau lá xanh thẫm (rau muống, dền,…) có chứa folate và vitamin B9. Folate không chỉ đóng vai trò quan trọng bảo vệ tim mạch khỏe mạnh còn có thể làm giảm homocysteine trong máu, ngăn ngừa bệnh đột quỵ, giảm huyết áp...

4. Hạn chế ăn quá mặn hoặc quá ngọt


Ăn quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp, kéo theo nguy cơ nhồi máu cơ tim. Khuyến cáo của các chuyên gia tim mạch là những người có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch chỉ nên tiêu thụ khoảng 1.500mg muối mỗi ngày. Những thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp cũng chứa rất nhiều muối, do đó người bị bệnh nhồi máu cơ tim cần hạn chế sử dụng.

Ngoài ra bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng cần hạn chế lượng đường trong chế độ ăn uống hàng ngày vì có thể gây tăng cân, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim. Tránh các món tráng miệng, bánh kẹo, đồ uống có hàm lượng đường cao như soda và nước trái cây có đường.

Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

Chế độ ăn phòng bệnh tim mạch cho người cao tuổi

Tăng huyết áp, tăng cholesterol máu, đái tháo đường, ít vận động ...... là những nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch ở người già. Điều chỉnh khẩu phần ăn là một cách ngăn ngừa hiệu quả, trong đó cần giảm bớt mỡ và chất bột, giữ nguyên lượng đạm có trong thịt, trứng, sữa và các loại đậu đỗ.

I. Điều chỉnh mức ăn:
   Người cao tuổi cần giảm mức ăn so với người trẻ tuổi, vì nhu cầu năng lượng cho cơ thể của người già giảm. Ở tuổi trên 60, nhu cầu năng lượng chỉ gần 80%, và trên 70 tuổi là gằn 70%. Nếu ăn thừa có thể gây béo bệu, gây ra cách bệnh tim mạch và làm giảm tuổi thọ.



II. Thành phần dinh dưỡng phòng bệnh tim mạch cho người cao tuổi

- Đỗ tương có nhiều lecitin và dầu thực vật không bão hòa là thức ăn tốt làm giảm cholesterol trong máu.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin:

 + Vitamin C có tác dụng điều hòa sự chuyển hóa chất bột, chất mỡ, tái tạo tế bào, hạn chế phát triển xơ vữa động mạch. Thực phẩm giàu vitamin C là ớt vàng ta, ớt xanh to, rau đay, rau dền, rau ngót, quýt, cam, chanh, buởi, đu đu chín, xoài, ối,....

  + Vitamin PP bảo vệ thành mao mạch, làm giảm độ thấm, có tác dụng chống ôxi hóa, làm chậm sự lão hóa, Vitamin PP có nhiều trong cam, quýt, chanh, bưởi, chè tươi. Đặc biệt có thể dung nước sắc hoa hòe, 6g/ngày.

 + Vitamin E hạn chế tiêu hóa chất đạm, bảo vệ mao mạch và tế bào thần kinh, có tác dụng chống xơ hóa và chống õy hóa. Vitamin E có nhiều trong dầu đỗ tương, hạt đỗ tương, dầu gấc, dầu lạc, đậu Hà Lan tuyơi sống, giá sống, cà chua chín tươi.

 + Vitamin U có tác dụng bảo vệ thành mạch chống xơ vữa động mạch, làm giảm cholesterol máu. Chất này có nhiều trong bắp cải.

 + Chất khoáng rất cần cho cơ thể. Nếu thiếu sát sẽ gây thiếu máu, vì thế cần ăn nhiều thực phẩm như trứng, ngũ cốc, rau muống, rau cải xoong. Thiếu calci sẽ gây loãng xương, nên cần bổ sung các thực phẩm như sữa bò, trứng, thịt, đậu đỗ, bắp cải, rau muống...



Cơ thể dễ hấp thu các chất khoáng và các yếu tó vi lượng trong hoa quả dễ hơn trong rau. Sắt trong hoa quả giúp cơ thể chống thiếu máu, giúp nhanh hối phục sự tạo máu hơn các loại sắt có trong rau, Ngoài ra, hoa quả có nhiều pectin giúp cơ thể hấp thu tốt các chất acid hữu cơ và các là chất trung gian thúc đẩy sự chuyển hóa, tăng khả năng sử dụng các chất dinh dưỡng trong thức ăn. Đối với người già, hoa quả chứa nhiều đường dễ tiêu, không gây ảnh hưởng xấu cho hệ tim mạch

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2015

Bệnh động mạch vành: Nguyên nhân và các dấu hiệu

Bệnh động mạch vành là tình trạng lòng mạch bị hẹp một phần hoặc tắc nghẽn làm hạn chế dòng máu đến nuôi dưỡng tim. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu máu cơ tim. Bệnh động mạch vành còn được gọi là suy tim động mạch vành, thiếu máu cơ tim, thiểu năng vành hay bệnh tim thiếu máu cục bộ.



I. Nguyên nhân bệnh động mạch vành:

Nguyên nhận được xem là chủ yếu gây ra bệnh động mạch vành là do xơ vữa động mạch (XVĐM).  Hiện nay nguyên nhân chính xác gây ra xơ vữa động mạch  vẫn chưa xác định được chính xác. Tuy vậy yếu tố được cho là nguy cơ gây ra XVĐM là sự tổn thương lớp nội mạc của mạch vành.

Hút thuốc lá
+ Cao huyết áp
+ Mỡ máu
+ Cholesterol cao
+ Tiểu đường
+ Bức xạ trị liệu trong ung thư

Đây là những yếu tố được cho là có thể gây tổn thương cho lớp nội mạc của mạch vành  và là yếu tố nguy cơ của XVĐM

II. Dấu hiệu bệnh động mạch vành:

Bệnh động mạch vành có thể không có biểu hiện gì cả. Ngoài những trường hợp này, người bệnh thường xuất hiện cá triệu chứng sau:

+ Đau ngực, đau lan xuống cánh tay trái và đôi khi lên hàm (thường là bên trái) khi gắng sức. Đây chính là cơn đau thắt ngực
+ Đau trầm trọng như có kìm thắt bóp lấy ngực, đau lan xuống hai cánh tay. Đây là cơn đau tim
+ Hoa mắt, đổ mồ hôi, buồn nôn, khó thở, ngất xỉu, ớn lạnh
+ Sác da xanh xao
+ Đồng tử mở rộng
+ Mạch yếu

III. Điều trị bệnh động mạch vành như thế nào?

Hiện tại có 3 phương pháp, đó là :

- Điều trị can thiệp ĐM vành (nong rộng lòng ĐM, đặt khung giá đỡ trong lòng ĐM vành).

1. Dùng cho các trường hợp đau ngực do thiếu máu cơ tim mà ít hoặc không đáp ứng với thuốc điều trị nội khoa.

2. Dùng cho các trường hợp bị đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim cấp.



- Điều trị nội khoa (dùng thuốc):

1. Điều trị các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐM vành để bệnh không tiến triển nặng thêm: điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn lipide máu, điều trị đái tháo đường, bỏ hút thuốc lá, giảm cân nặng đạt cân nặng lý tưởng, thay đổi lối sống…

2. Điều trị phòng ngừa nhồi máu cơ tim cấp: dùng các loại thuốc kháng kết dính tiểu cầu để phòng ngừa đông máu gây tắc mạch vành: Aspirine,Clopidogrel…

3. Điều trị chống cơn đau thắt ngực bằng các loại thuốc dãn mạch.

- Điều trị phẫu thuật bắc cầu ĐM vành

1. Dùng cho các trường hợp ĐM vành bị tổn thương nhiều chổ, tổn thương kéo dài… cho các trường hợp mà can thiệp ĐM vành không thể can thiệp được.

2. Đây là một cuộc mổ lớn, dùng các mạch máu khác của ngay chính bản thân bệnh nhân để làm cầu nối qua chỗ ĐM vành bị hẹp. 



Thứ Năm, 24 tháng 12, 2015

Bệnh tai biến mạch máu não


Tai biến mạch máu não là bệnh thường gặp ở người có tuổi. Bệnh thường để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trong nội dung blog này, chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị căn bệnh này.



1. Nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não


Tai biến mạch máu não (TBMMN) là bệnh lý của lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Những người trên 55 tuổi sẽ có nguy cơ TBMMN, tuổi càng cao thì tỷ lệ TBMMN càng cao, ở nam giới sẽ dễ bị hơn ở nữ giới. Những người có các yếu tố nguy cơ bị TBMMN nhiều hơn là:

- Người bị huyết áp cao

- Người có các bệnh tim mạch như hẹp van 2 lá, rung nhĩ

- Người bị đái tháo đường

- Người béo phì tăng cân, rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu

- Nghiện hút (cả thuốc lá, bia rượu)



- Phụ nữ vừa hút thuốc lại dùng thuốc tránh thai

- Làm việc dưới áp lực cao vê tinh thần thể lực, có các sang chấn về tinh thần kinh lớn.

2. Dấu hiệu bệnh tai biên mạch máu não

Trên thực tế người bị tai biến mạch máu não có 2 dạng thường gặp là nhũn não và xuất huyết não, cả 2 dạng này đều có những biểu hiện chung sau đây:

* Rối loạn về tri giác: Có nhiều trường hợp người bệnh vẫn còn tỉnh táo, nhưng đa số là có tri giác giảm sút như: lơ mơ, ngủ gà đôi khi là hôn mê.

* Rối loạn về vận động như: Liệt nửa người, nếu nặng người không tự đi lại được, trường hợp nhẹ người bệnh đi khó khăn khi đi hay bị rớt dép, liệt mặt cùng bên với bên bị liệt, liệt các cơ hầu họng làm cho người bệnh nuốt khó khăn khi ăn uống dễ bị sặc, thức ăn rớt vào đường hô hấp gây nghẹt thở có thể gây tử vong cho bệnh nhân. Ngoài ra người bệnh có thể bị tình trạng nói khó, hay không nói được, tiêu tiểu cũng không điều khiển được.

3. Cách điều trị tai biến mạch máu não

Điều trị cấp cứu đột quỵ phụ thuộc vào việc đang có một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ chặn một động mạch - loại phổ biến nhất - hay đột quỵ xuất huyết liên quan đến chảy máu vào não.

 + Đột quỵ thiếu máu cục bộ



Để điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ, bác sĩ nhanh chóng phải khôi phục lại lưu lượng máu đến não.

Điều trị cấp cứu với các thuốc trị liệu với thuốc làm tan cục máu đông phải bắt đầu trong vòng 4, 5 giờ và càng sớm càng tốt. Nhanh chóng điều trị không chỉ cải thiện cơ hội sống sót, nhưng cũng có thể làm giảm các biến chứng của đột quỵ. có thể được gây ra:

Aspirin. Aspirin là điều trị tốt nhất đã được chứng minh ngay lập tức sau khi một cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ làm giảm khả năng có đột quỵ. Trong phòng cấp cứu, có khả năng sẽ nhận được một liều aspirin. Liều có thể khác nhau, nhưng nếu đã dung aspirin hàng ngày cho hiệu quả làm loãng máu, có thể muốn thực hiện một lưu ý để các bác sĩ biết nếu đã có aspirin.

Các loại thuốc làm loãng máu như warfarin (Coumadin), heparin và clopidogrel (Plavix) cũng có thể được dùng, nhưng không được sử dụng thông thường như aspirin để điều trị khẩn cấp.

Tiêm tĩnh mạch plasminogen activator (TPA). Một số những người đang có cơn đột quỵ thiếu máu cục bộ có thể được hưởng lợi từ tiêm mô plasminogen activator (TPA), thường là thông qua một tĩnh mạch ở cánh tay. TPA là một loại thuốc tiêu cục máu đông-busting mạnh giúp một số người đã có một cơn đột quỵ hồi phục đầy đủ hơn. Tuy nhiên, tiêm tĩnh mạch TPA có thể chỉ trong cửa sổ 4, 5 giờ xảy ra đột quỵ. TPA liên quan đến một số rủi ro rằng các bác sĩ sẽ xem xét trong việc đánh giá cho dù đó là điều trị phù hợp. TPA có thể không được trao cho những người đang có một cơn đột quỵ xuất huyết.

Thủ tục khẩn cấp. Các bác sĩ đôi khi điều trị đột quỵ thiếu máu cục bộ với các thủ tục phải được thực hiện càng sớm càng tốt.

TPA trực tiếp đến não. Bác sĩ có thể đưa một ống thông qua động mạch háng đến bộ não, và sau đó TPA phát hành trực tiếp vào khu vực đột quỵ đang tiến hành. Cửa sổ thời gian điều trị này là hơi dài hơn so với tĩnh mạch TPA, nhưng vẫn còn hạn chế.

Cơ loại bỏ cục máu đông. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng một ống thông để đưa một thiết bị cực nhỏ vào trong bộ não để lấy chất và loại bỏ các cục máu đông.

Các thủ tục khác. Để giảm nguy cơ có một đột quỵ hoặc TIA, bác sĩ có thể đề nghị thủ tục để mở động mạch đó bị thu hẹp vừa phải bởi mảng bám. Các bác sĩ đôi khi cũng đề nghị các thủ tục để ngăn chặn một cơn đột quỵ. Chọn lựa có thể bao gồm:

Động mạch cảnh endarterectomy Trong thủ thuật này, bác sĩ phẫu thuật loại bỏ mảng bám ngăn chặn động mạch cảnh cả hai bên cổ đến bộ não. Các động mạch bị chặn được mở ra, các mảng bám được loại bỏ và bác sĩ phẫu thuật đóng các động mạch. Các thủ tục có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ thiếu máu cục bộ. Tuy nhiên, ngoài những rủi ro thường liên kết với bất kỳ phẫu thuật, endarterectomy cảnh cũng có thể gây ra một cơn đột quỵ hoặc đau tim bằng cách phát hành một cục máu đông hoặc các mảnh vỡ chất béo. Bác sĩ phẫu thuật cố gắng để giảm nguy cơ này bằng cách đặt bộ lọc (thiết bị bảo vệ xa) tại các điểm chiến lược trong máu để "bắt" bất kỳ mảng bám có thể phá vỡ trong suốt quá trình.


Nong mạch vành và ống đỡ động mạch. Nong mạch là một kỹ thuật có thể mở rộng bên trong nơi phủ mảng bám động mạch dẫn đến não, thường là động mạch cảnh. Trong thủ tục này, một ống thông bong bóng-tipped được điều vào khu vực tắc nghẽn động mạch. Bóng được bơm căng, nén các mảng bám chống lại các thành động mạch. Một ống lưới kim loại (stent) thường được để lại trong động mạch để ngăn ngừa tái phát hẹp. Chèn một stent trong động mạch não (Stenting nội sọ) tương tự như đặt ống đỡ động mạch cảnh. Sử dụng một đường rạch nhỏ ở háng, các bác sĩ đưa ống thông qua động mạch và vào trong não. Đôi khi sử dụng nong mạch vành để mở rộng các khu vực bị ảnh hưởng đầu tiên, trong các trường hợp khác, nong mạch không được sử dụng trước khi đặt ống đỡ động mạch.



+ Điều trị đột quỵ xuất huyết khẩn cấp của đột quỵ xuất huyết 





Cần tập trung vào việc kiểm soát chảy máu và làm giảm áp lực trong não. Phẫu thuật cũng có thể được sử dụng để giúp kiểm soát rủi ro trong tương lai.

Biện pháp khẩn cấp. Nếu warfarin (Coumadin) hoặc thuốc kháng tiểu cầu như clopidogrel (Plavix) để ngăn ngừa cục máu đông, có thể được cho thuốc hoặc truyền các sản phẩm máu để chống lại tác động của chúng. Cũng có thể cho thuốc để hạ huyết áp, ngăn chặn các cơn động kinh, giảm phản ứng của bộ não chảy máu (co thắt mạch). Những người có một cơn đột quỵ xuất huyết có thể không được cho như aspirin và TPA vì các thuốc này có thể tồi tệ hơn chảy máu.

Sau khi chảy máu trong não dừng lại, điều trị thường liên quan đến nghỉ ngơi tại giường và chăm sóc y tế hỗ trợ trong khi cơ thể hấp thụ máu. Chữa bệnh tương tự như những gì xảy ra trong khi một vết bầm xấu. Nếu diện tích chảy máu lớn, phẫu thuật có thể được sử dụng trong một số trường hợp để loại bỏ máu và làm giảm áp lực lên não.

Phẫu thuật mạch máu, sửa chữa. Phẫu thuật có thể được sử dụng để sửa chữa bất thường mạch máu liên quan với đột quỵ xuất huyết. Bác sĩ có thể đề nghị một trong các thủ tục này sau khi một cơn đột quỵ hoặc nếu đang có nguy cơ cao của chứng phình động mạch tự phát hoặc dị dạng động tĩnh mạch (AVM) vỡ:

Clip phình động mạch. Kẹp nhỏ được đặt tại cơ sở của chứng phình động mạch, cô lập việc lưu thông động mạch mà nó gắn. Điều này có thể giữ chứng phình động mạch vỡ, hoặc có thể ngăn ngừa tái chảy máu của chứng phình động mạch mà gần đây đã hemorrhaged. Clip sẽ ở lại tại chỗ vĩnh viễn.

Cuộn động mạch thuyên tắc. Thủ tục này cung cấp thay thế clip cho một số chứng phình động mạch. Bác sĩ phẫu thuật sử dụng một ống thông để điều một cuộn dây nhỏ vào chứng phình động mạch. Cuộn dây này cung cấp một giàn nơi cục máu đông có thể hình thành và đóng phình động mạch từ động mạch kết nối.

Phẫu thuật loại bỏ AVM. Không phải lúc nào cũng có thể loại bỏ AVM nếu nó quá lớn hoặc nếu nó nằm sâu trong não. Phẫu thuật cắt bỏ AVM nhỏ hơn từ một phần của bộ não dễ tiếp cận hơn, mặc dù, có thể loại bỏ nguy cơ vỡ, làm giảm nguy cơ tổng thể của đột quỵ xuất huyết.

Đột quỵ phục hồi và phục hồi chức năng

Sau điều trị khẩn cấp, chăm sóc đột quỵ tập trung vào việc giúp lấy lại sức mạnh, phục hồi chức năng càng nhiều càng tốt và trở về sống độc lập. Tác động của đột quỵ phụ thuộc vào khu vực của não bộ liên quan và số các mô bị hư hỏng. Gây tổn hại cho phía bên phải của bộ não có thể ảnh hưởng đến chuyển động và cảm giác ở phía bên trái của cơ thể. Thiệt hại cho tế bào não ở phía bên trái có thể ảnh hưởng đến chuyển động về phía bên phải, thiệt hại này cũng có thể gây ra rối loạn lời nói và ngôn ngữ. Ngoài ra, nếu đã có một cơn đột quỵ, có thể có vấn đề với hơi thở, nuốt, cân bằng và nghe. Cũng có thể trải nghiệm mất tầm nhìn và mất chức năng của bàng quang hoặc ruột.

Hầu hết những người sống sót sau đột quỵ được điều trị trong một chương trình phục hồi chức năng. Bác sĩ sẽ đề nghị chương trình nghiêm ngặt nhất có thể xử lý dựa trên tuổi tác, sức khỏe tổng thể và mức độ khuyết tật đột quỵ. Các khuyến nghị cũng sẽ đưa vào lối sống, quyền lợi và ưu tiên, và tính sẵn sàng của các thành viên gia đình hoặc người chăm sóc khác.

Chương trình phục hồi chức năng có thể bắt đầu trước khi rời khỏi bệnh viện. Nó có thể tiếp tục trong một đơn vị phục hồi chức năng của cùng một bệnh viện, đơn vị phục hồi chức năng khác hoặc cơ sở điều dưỡng chuyên môn, đơn vị bệnh nhân ngoại trú, hoặc nhà.

Phục hồi đột quỵ của mỗi người là khác nhau. Tùy thuộc vào các biến chứng, đội ngũ những người giúp đỡ trong việc phục hồi có thể bao gồm các chuyên gia:

Thần kinh học.

Bác sĩ phục hồi chức năng (physiatrist).

Y tá.

Chuyên gia dinh dưỡng.

Vật lý trị liệu.

Lao động trị liệu.

Giải trí trị liệu.

Bài phát biểu trị liệu.

Nhân viên xã hội.

Trường hợp quản lý.


Tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần.


Thứ Tư, 23 tháng 12, 2015

Bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là một căn bệnh mà áp lực trong máu động mạch tăng cao mạn tính. Theo mỗi nhịp đập, trái tim bơm máu theo các động mạch đi nuôi cơ thể. Huyết áp của máu là lực mà máu đẩy đi tác động lên thành mạch. Nếu như áp lực này quá cao thì trái tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Điều này có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan như cơn đau tim, đột quỵ, suy tim, rối loạn nhịp hoặc là tổn thương thận.

I. Nguyên nhân bệnh cao huyết áp:
 1. Lười vận động

Lối sống lười vận động, ăn uống không điều độ không chỉ khiến vòng 2 của bạn "phì nhiêu", mà còn mang lại nguy cơ phát triển căn bệnh cao huyết áp.



2. Thừa cân

Thời quen lười vận động về lâu dài sẽ khiến cơ thể tăng cân, béo phì. Điều này không chỉ bản hưởng xấu đến ngoại hình, xương khớp mà còn ảnh hưởng khá nhiều đến vấn đề tim mạch. Theo nghiên cứu, thừa cân, béo phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu của bệnh cao huyết áp. Những người tích tụ mỡ quanh bụng, hông và đùi cũng có nguy cơ bị huyết áp cao.

3. Rượu bia, đồ uống có cồn

Trong xã hội ngày nay, sử dụng rượu bia là 1 điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu chỉ mới uống hai ly rượu bạn đã say mềm thì đây là lời cảnh báo của cơ thể về việc nên ngừng uống rượu. Rượu, bia vốn có hại cho sức khỏe của bạn, trong đó ảnh hưởng nhiều đến huyết áp. Do đó, tránh uống nhiều rượu, đặc biệt rượu mạnh nhằm giữ huyết áp ở mức bình thường

4. Di truyền

Nếu gia đình bạn có lịch sử bị cholesterol cao, đây có thể là lý do khiến bạn nên bắt đầu quan tâm, lo lắng. Dạng cao huyết áp do di truyền có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe đối với người trẻ tuổi.



5. Giới tính

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì nam giới có nguy cơ mác bệnh tim mạch cao hơn nữ giới. Tuy nhiên không phải vì thế mà phụ nữ không cần quan tâm đến sức khỏe của mình. Ngay từ bây giờ hãy hình thành các thói quen tốt, lối sống lành mạnh để bảo vệ sức khỏe chính mình

 Các thói quen như ăn mặn, lạm dụng thuốc tránh thai hay căng thẳng, stress cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề tim mạch của bạn.


II. Các điều trị bệnh tim mạch:

Tăng huyết áp không có dấu hiệu đặc trưng. Các triệu chứng rất phức tạp và nặng nhẹ khác nhau, biểu hiện tuỳ thuộc theo thể trạng của từng người.
Những dấu hiệu hay gặp của tăng huyết áp là:

- Choáng váng, nhức đầu.

- Mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt.

- Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp.

- Đỏ mặt, buồn nôn.

Một người khi có các dấu hiệu kể trên cần nhanh chóng kiểm tra huyết áp tại nhà và đến các cơ sở y tế gần nhất để khám, xác định bệnh và điều trị kịp thời.


Chủ Nhật, 20 tháng 12, 2015

Bệnh nhồi máu cơ tim

Bệnh tim mạch là thuật ngữ nói chung về các bệnh nói chung liên quan đến tim và hệ thống mạch máu. bệnh tim mạch bao gốm: bệnh nhồi máu cơ tim, bệnh tim và van tim, bệnh tăng huyết áp, bệnh tai biến mạch máu não....

Trong nội dung blog này, mình xin chia sẻ cụ thể tới bạn đọc bệnh nhồi máu cơ tim

1. Khái niệm bệnh nhồi máu cơ tim
    Nhồi máu cơ tim là tình trạng của một phần cơ tim bị hủy khi lượng máu cung cấp đến phần đó bị giảm sút. Tùy theo bao nhiêu cơ tim bị hủy, bệnh có thể nhẹ hoặc nặng. Nếu cơ chưa bị hủy hẳn thì gọi là "đau tim".




2. Đối tượng thường mắc bệnh nhồi máu cơ tim:
   Theo thống kê, tỷ lệ mắc nhồi máu cơ tim cao nhất ở nam giới tuổi trên 40 (trung nhiên và cao tuổi). Tỷ lệ này ở nữ giới theo độ tuổi thấp hơn ở nam song cũng tăng lên gần tương đương ở độ tuổi 5 đến 10 năm sau mãn kinh. Bệnh nhồi máu cơ tim có tỷ lệ mắc cao hơn ở những người bị tăng huyết áp, béo phì, người nghiện thuốc lá, người đái tháo đường...

3. Dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị nhồi máu cơ tim:
- Các cơn đau thắt ngực kéo dài khác thường, đau kéo dài dùng thuốc trimitrin như mọi khi không đỡ
- Có kèm theo các triệu chứng hốt hoảng hoặc khó thở, choáng váng, đổ mồ hôi, mệt mỏi
- Có thể xuất hiện triệu chứng ngất.
- Trong một số trường hợp khác, cơn nhồi máu cơ tim không có đầy đủ các triệu chứng như trên. Ví dụ : không đau thắt ngực mà đau vùng thượng vị hoặc có triệu chứng tụt huyết áp, trụy mạch.

4. Phận loại nhồi máu cơ tim
   Định nghĩa nhồi máu cơ tim cấp quốc tế lần thứ III đã phân loại nhồi máu cơ tim thành các loại sau:

- Loại 1: Nhồi máu cơ tim nguyên phát: Nhồi máu cơ tim nguyên phát do mảng xơ vữa dẫn tới hình thành cục máu đông trong lòng mạch vành kết quả làm giảm tưới máu nuôi hoại tử cơ tim.
- Loại 2: Nhồi máu cơ tim thứ phát: Tổn thương hoại tử cơ tim có bệnh khác ngoài  bệnh mạch vành gây mất cân bằng cung cầu oxy của cơ tim.
- Loại 3: Nhồi máu cơ tim dẫn tới tử vong trong trường hợp không có kết quả men tim: Đột tử nghi ngờ thiếu máu cục bộ cơ tim và  có dấu thiếu máu cục bộ cơ tim mới hoặc block nhánh trái mới, nhưng tử vong xảy ra trước khi có thể lấy được mẫu máu hoặc trước thời điểm  men tim tăng.
- Loại 4a: Nhồi máu cơ tim do can thiệp động mạch mạch vành qua da (PCI)
- Loại 4b: Nhồi máu cơ tim do huyết khối trong stent
- Loại 5: Nhồi máu cơ tim do mổ bắc cầu mạch vành

5. Biến chứng nguy hiểm của bệnh nhồi máu cơ tim là gì ?


Nặng nề nhất và không hiếm xảy ra, đó là chết. Những biến chứng tiềm tàng, đe doạ tính mạng, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào khi nhồi máu cơ tim bao gồm rối loạn nhịp trầm trọng, suy tim tiến triển, sốc tim và ngừng tim… Một vài trường hợp, vùng cơ tim bị hoại tử lớn, gây thủng buồng tim (vỡ tim) có thể gây tử vong hoặc đòi hỏi phải phẫu thuật cấp cứu. Những biện pháp điều trị hiện đại như thuốc tiêu cục máu đông, can thiệp động mạch vành qua da, kết hợp với điều trị nội khoa tích cực từ sớm cho phép ngăn ngừa, hạn chế tiến triển và mức độ ảnh hưởng của các biến chứng với tiên lượng sống của bệnh nhân trong giai đoạn sớm cũng như lâu dài.


Thứ Bảy, 19 tháng 12, 2015

Dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch

Trong nội dung blog trước mình đã chia sẻ các nguyên nhân chủ yêu của bệnh tim mạch. Bạn nào chưa xem có thể xem tại đây: Nguyên nhân bệnh tim mạch

Trong blog này mình sẽ chia sẻ một số dấu hiệu nhận biết bệnh tim mạch.


1. Cảm giác đau đớn khi đi bộ

Nếu bạn cảm thấy đau hông, bị chuột rút bắp khi độ bộ, leo dốc và cảm thấy khỏe hơn sau khi nghỉ ngơi. Đừng cho đó là do bạn lười vận động hoặc do tuổi cao. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch ngoại biên – PAD. PAD là sự tích tụ mảng bám trong động mạch ở phần chân, có liên quan chặt chẽ đến bệnh tim. Nếu bạn bị mắc PAD, có 50% khả năng bạn cũng gặp vấn đề bị tắc nghẽn động mạch tim. Tiến sĩ Miller cho biết, PAD là bệnh rất khó chữa khỏi.




2. Choáng váng bước xuống khỏi giường

Hay chóng mặt vào buổi sáng được gọi là huyết áp thế đứng thấp nguyên nhân gây ra có thể do bệnh tiểu đường, bệnh Parkinson, bệnh trụy tim, hay phản ứng phụ của thuốc men bao gồm cả thuốc lợi tiểu và thuốc huyết áp. Lý do khác có thể là chứng chóng mặt tư thế nhẹ gây ra bởi sự xáo trộn của các bộ phận cân bằng của tai trong. Nên đi gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.

3. Triệu chứng cảnh báo bệnh liên quan cơ tim

Bệnh cơ tim bao gồm có bệnh cơ tim giãn, cơ tim phì đại, bệnh cơ tim hạn chế và bệnh cơ tim chu sản. Trong giai đoạn đầu của bệnh, đa số bệnh nhân không có triệu chứng gì. Chỉ đến khi bệnh đã tiến triển nặng, lúc này mới thể hiện rõ triệu chứng trên lâm sàng, bao gồm:

- Đau ngực xuất hiện khi gắng sức hoặc kể cả khi nghỉ ngơi hoặc sau khi ăn.
- Cảm giác hồi hộp trống ngực, tim đập loạn nhịp.
- Triệu chứng của suy tim
- Phù chân, bụng chướng dịch.
- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
- Một số các bệnh nhân có thể có các rối loạn về nhịp, đây là biến chứng đáng sợ vì có thể gây ra chết đột tử.

4. Thở ngắn, thở gấp khi vận động nhẹ

Khi đạp xe, khi lên cầu thang, bạn cảm thấy khó thở, hơi thở dồn dập, ho. Đó là dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị thiếu máu, nhiễm trùng hoặc có vấn đề về van tim.

“Van tim có vấn đề sẽ khiến chất lỏng tích tụ ở phổi gây ra việc khó thở giống như viêm phế quản, hen. Khi các van được cố định chất lỏng không còn tích tụ ở phổi và bệnh nhân hô hấp bình thường", tiến sĩ Miller cho biết.


5. Nghe thấy nhịp tim của chính mình khi đi ngủ

Tiến sĩ Miller cho biết: “ Một số bệnh nhân có van tim bị lỗi có thể nghe thấy tiếng tim họ đập rất lớn khi đi ngủ vào buổi tối.” Tuy nhiên, những người có dấu hiệu trên thường bỏ qua hoặc cố gắng tự điều chỉnh tư thế để không còn nghe thấy nhịp tim. Huyết áp thấp, thiếu máu, mất nước và tác dụng phụ của thuốc cũng có thể khiến tim bạn đập mạnh hơn.



6. Cảm giác mệt mỏi

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy bản thân cực kì mệt mỏi, cạn kiệt sinh lực, cảm giác giống như bị cảm cúm nhiều ngày không khỏi, đó là dấu hiệu bạn đang gặp vần đề về tim mạch. Suzanne Steinbaum tại bệnh viện Lenox Hill, New York cho biết, bạn cảm thấy cực kỳ mệt mỏi là do không đủ oxy cung cấp chơ cơ thể. “Rất có thể trái tim của bạn đang suy yếu nên không thể cung cấp đủ lượng oxy cho cơ thể.”

Nếu có dấu hiệu trên, bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Tuy nhiên, chỉ với dấu hiệu này, chưa thể chắc chắn bạn có mắc bệnh về tim hay không.

Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Nguyên nhân gây bệnh tim mạch

 Bệnh tim mạch là cụm từ nói chung chỉ các bệnh lý về tim và hệ thống mạch máu như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, suy tim, đột quỵ.....
 Theo thống kê của Bộ Y tế, trong số 10 bệnh có số người mắc phải và tử vong thì bệnh tim mạch là một trong những bệnh gây tử vong hàng đầu, không chỉ ở Viêt Nam mà trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

 Vậy đâu là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch -  "sát thủ không dao"

+Giới tính
Nam giới thường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn phái nữ. Và độ tuổi mắc bệnh tim cao nhất của nam giới là trên 65.

+ Cao huyết áp
Cao huyết áp là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ. Huyết áp có thể thay đổi tùy từng độ tuổi. Theo các nhà khoa học, chỉ số huyết áp nên có ở người lớn tuổi khoảng 120/80.


+Tuổi tác
Tuổi tác cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim. Càng về già, các chức năng tim càng giảm, thành tim dày lên khiến quá trình co bóp, bơm máu hoạt động khó khăn hơn vì vậy gia tăng khả năng mắc bệnh tim mạch.


+Di truyền
Nếu gia đình từng có người mắc bệnh tim, thì nguy cơ bạn cũng mắc căn bệnh này là rất cao. Vì vậy, bạn nên tìm cách phòng tránh và duy trì một lối sống khỏe mạnh ngay từ khi còn trẻ.


+ Tiểu đường
Một trong những biến chứng của tiểu đường là bệnh tim mạch. Ước tính có đến 65% người bị tiểu đường biến chứng tim mạch bị tử vong. Nguyên nhân là do, bệnh nhân bị tiểu đường làm lượng cholesterol và triglyceride trong máu tăng cao.


+Béo phì và thừa cân
Tình trạng béo phì, thừa cân sẽ khiến mức cholesterol trong máu tăng cao từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh huyết áp cao và bệnh mạch vành. Có nhiều trường hợp, quá béo phì còn có nguy cơ mắc bệnh tiều đường. Có thể nói béo phì, thừa cân có thể gián tiếp gây ra rất nhiều bệnh, trong đó có bệnh tim mạch.


+ Nghiện thuốc lá
Hút quá nhiều thuốc lá không chỉ là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi mà nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chất nicotin trong thuốc lá có thể làm tăng nhịp tim, thắt chặt các động mạch và gây loạn nhịp tim từ đó ảnh hưởng đến các chức năng của tim và gây ra căn bệnh đột quỵ. Không những thế, hút nhiều thuốc lá còn gây ra tình trạng dông máu, và đau tim.





+ Thiếu vận động thể chất
Những người thường xuyên vận động có khả năng mắc bệnh tim mạch thấp hơn những người lười vận động. Việc hoạt động có thể kiểm soát tình trạng béo phì, thừa cân và giúp ổn định lượng đường trong máu cũng như làm giảm sự tăng trưởng của các cholesterol xấu trong cơ thể. Ngoài ra, thường xuyên vận động còn giúp các chức năng tim hoạt động tốt hơn.



Từ những nguyên nhân kể trên, thiết nghĩ để có 1 trái tim khỏe mạch, chúng ta cần bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, lười vận động......  mà lên hình thánh thói quen có lợi như tâọ thể dục, có 1 chế độ ăn hợp lý.